Nội dung câu hỏi:
Tôi mới kí hợp đồng thử việc với công ty sản xuất. Trong thời gian thử việc tôi không tham gia bảo hiểm nhưng lại bị tai nạn lao động. Tôi muốn hỏi là Trách nhiệm của công ty khi người lao động bị tai nạn trong thời gian thử việc như thế nào? Tôi đã bị tai nạn lao động hơn 1 tháng nhưng không thấy phía công ty có bất kì liên hệ gì?
- Thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
- Chi phí điều trị được BHYT chi trả khi bị tai nạn lao động
- Có được hưởng lương trong thời gian nghỉ việc điều trị tai nạn lao động không?
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về Trách nhiệm khi người lao động bị tai nạn trong thời gian thử việc; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Người thử việc có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
Căn cứ tại Điều 2 và Điều 70 Luật an toàn vệ sinh lao động có quy định như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
…
Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
“Điều 70. An toàn, vệ sinh lao động đối với học sinh, sinh viên, người học nghề, tập nghề, thử việc
2. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người học nghề, tập nghề, thử việc như đối với người lao động tại luật này, kể cả trường hợp bị TNLĐ.”
Theo những quy định vừa nêu, người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm đối với người thử việc bị tai nạn lao động như những người lao động chính thức.
Trách nhiệm khi người lao động bị tai nạn trong thời gian thử việc
Theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, người thử việc bị tai nạn lao động khi chưa tham gia bảo hiểm xã hội thì công ty phải chịu những trách nhiệm như sau:
– Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị TNLĐ và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị TNLĐ.
– Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị TNLĐ phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
– Bồi thường cho người lao động bị TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra
– Trợ cấp cho người lao động bị TNLĐ mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
– Giới thiệu để người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị TNLĐ sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.
Công ty không có trách nhiệm với người thử việc bị tai nạn phải làm sao?
Tại Điều 188 Bộ luật lao động 2019 có quy định về trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:
“Điều 188. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.”
Theo quy định vừa nêu, trình tự giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người thử việc bị tai nạn lao động với người sử dụng lao động sẽ được thực hiện theo 2 bước.
Bước 1. Thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động thuộc phòng lao động – thương binh và xã hội tại nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở.
Bước 2. Giải quyết tại hội đồng trọng tài hoặc tòa án nhân dân.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện những thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân mà chúng tôi vừa hướng dẫn, người thử việc bị tai nạn lao động có thể
Trước tiên, trao đổi, kiến nghị trực tiếp với lãnh đạo Công ty để yêu cầu chi trả bồi thường, hỗ trợ TNLĐ cũng như các chế độ khác cho người thử việc theo quy định pháp luật.
Sau đó, người thử việc có quyền liên hệ (làm đơn kiến nghị) các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động gồm Công đoàn của Công ty, Liên đoàn Lao động huyện/quận, Liên đoàn Lao động tỉnh/thành phố để can thiệp giải quyết. Đồng thời, người thử việc có quyền gửi đơn phản ánh đến Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố về vụ TNLĐ để Cơ quan thanh tra xác định nguyên nhân TNLĐ, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc của Công ty, xử lý vi phạm hành chính nếu có và bảo vệ quyền lợi cho người đang thử việc.
Kết luận:
Trường hợp bạn đang thử việc mà bị tai nạn lao động thì công ty vẫn phải có trách nhiệm với bạn như đối với những người lao động chính thức khác.
- Trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc tại công ty
- Xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định hiện hành
- Giải quyết chế độ tai nạn lao động với người giao kết nhiều hợp đồng
- Quy định về xử phạt công ty không giao kết HĐLĐ với nhân viên
- Công ty chấm dứt hợp đồng thời vụ với NLĐ có phải báo trước?