Trình tự xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm quy chế làm việc
Trình tự xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm quy chế làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành tiến ra như thế nào? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
- Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật sa thải
- Bị sa thải, người lao động có được trả lương những ngày đã làm?
- Sa thải lao động nữ đang mang thai có được không?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp về trình tự xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm quy chế làm việc; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Chương 2 Nghị định 27/2012/NĐ- CP, trình tự xử lý kỷ luật lao động đối với viên chức cụ thể như sau:
Bước 1: Thủ trưởng đơn vị yêu cầu viên chức có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.
Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tổ chức cuộc họp để viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận thức kỷ luật. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm viên chức vi phạm vẫn được tiến hành.
Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật của đơn vị theo quy định tại Điều 17 Nghị định 27/2012/NĐ- CP.
+ Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi tới viên chức có hành vi vi phạm pháp luật. Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì đến lần thứ 03 sau khi gửi giấy triệu tập, nếu viên chức đó vẫn vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật;
+ Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật của đơn vị, xem xét, đề xuất hình thức kỷ luật viên chức và lao động hợp đồng theo Điều 18 Nghị định 27/2012/NĐ-CP.
+ Thủ trưởng đơn vị ban hành quyết định kỷ luật:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật, người đứng đầu đơn vị ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Bước 3: Lưu trữ hồ sơ kỷ luật trong hồ sơ viên chức, lao động hợp đồng; ghi hình thức kỷ luật vào lý lịch viên chức, lao động hợp đồng.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Trình tự xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm quy chế làm việc.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
goài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Có được lập biên bản kỷ luật khi người lao động vắng mặt?
Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại Hòa giải viên
Trong quá trình giải quyết vấn đề, có gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Giờ tăng ca theo luật lao động được hiểu như thế nào?
- Điều kiện, thủ tục để NLĐ có hợp đồng nhận tiền hỗ trợ Covid
- Công ty có được yêu cầu phạt tiền khi người lao động vi phạm nội quy lao động?
- Thời gian thử việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Xử phạt công ty khi không đăng ký thang bảng lương