Nội dung câu hỏi:
Cho mình hỏi năm 2023 mình đi vào đường cấm bị giam bằng C 2 tháng mà giờ mình muốn nâng hạng lên FC thì có được không? Hồ sơ – thủ tục nâng hạng từ C lên FC quy định như thế nào?
- Thi bằng lái hạng C lên D có bắt buộc phải thi nâng hạng không?
- Nâng bằng lái xe hạng C lên hạng D cần điều kiện và thủ tục gì?
Hỗ trợ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Bị tước Giấy phép lái xe thì có nâng hạng lên FC được không
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Văn bản hợp nhất 19/2022/VBHN- BGTVT quy định về điều kiện của người học bằng lái xe như sau:
Điều kiện 1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
Điều kiện 2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
Điều kiện 3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều kiện 4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Theo quy định trên, người lái xe muốn nâng hạng bằng thì cần phải đáp ứng 4 điều kiện nêu trên. Tuy nhiên, tại điểm đ Điều kiện 3 có quy định: Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, trường hợp bạn muốn nâng hạng từ hạng C lên FC nhưng bị tước Giấy phép lái xe trong năm 2022 thì bạn phải tính 50.000 km lái xe an toàn từ thời điểm chấp hành xong quyết định về thời hạn tước giấy phép lái xe. Trường hợp bạn không đủ 50.000 km lái xe an toàn thì bạn sẽ không nâng hạng Giấy phép lái xe được.
Thủ tục – hồ sơ nâng bằng lái xe hạng C lên FC
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký học lái xe
Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);
Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.
Bước 2: Thời gian đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên FC
Đối với việc nâng hạng lái xe C lên FC
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1 (số tự động) lên B1: 120 giờ (thực hành: 120);
b) Hạng B1 lên B2: 94 giờ (lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50);
c) Hạng B2 lên C: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
d) Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
đ) Hạng D lên E: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
e) Hạng B2 lên D: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
g) Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
h) Hạng B2, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
i) Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ ( lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).
2. Các môn kiểm tra
a) Kiểm tra các môn học trong quá trình học;
b) Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng lên B1, B2, C, D, E khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường;
Bước 3: Lệ phí thi và cấp bằng lái xe
(Thông tư 37/2023/TT-BTC)
2 |
Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện | ||
|
Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) |
Lần |
135.000 |
3 |
Phí sát hạch lái xe |
|
|
a |
Đối với thi sát hạch lái xe các hạng xe A1, A2, A3, A4: | ||
|
– Sát hạch lý thuyết– Sát hạch thực hành |
Lần Lần |
60.000 70.000 |
b |
Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): | ||
|
– Sát hạch lý thuyết |
Lần |
100.000 |
– Sát hạch thực hành trong hình |
Lần |
350.000 |
|
– Sát hạch thực hành trên đường giao thông |
Lần |
80.000 |
|
– Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông |
Lần |
100.000 |
Ghi chú:
1. Mức thu phí sát hạch lái xe quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất trên cả nước (không phân biệt cơ quan thuộc Trung ương quản lý hay cơ quan thuộc địa phương quản lý).
2. Người dự sát hạch để được cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phần nào thì nộp phí sát hạch lái xe phần đó (tính theo lần sát hạch: sát hạch lần đầu, sát hạch lại).
Bước 4: Tham gia kỳ thi sát hạch để xét cấp bằng lái xe
– Sát hạch lý thuyết: gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, ngoài ra còn có nội dung liên quan đến cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải (đối với giấy phép lái xe hạng A3, A4); cấu tạo và sửa chữa thông thường, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô hạng B1); cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô từ hạng B2 trở lên).
– Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với hạng FC
Người dự sát hạch điều khiển xe qua 02 bài sát hạch: tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại; ghép xe dọc vào nơi đỗ.
– Sát hạch thực hành lái xe trên đường: người dự sát hạch điều khiển xe ô tô sát hạch, xử lý các tình huống trên đường giao thông và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên.
– Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông: Người dự sát hạch xử lý các tình huống mô phỏng xuất hiện trên máy tính;
Bước 5: Công nhận kết quả sát hạch (Nhận bằng lái xe)
Xét công nhận kết quả sát hạch đối với người dự sát hạch lái xe hạng F:
– Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết, sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong hình và trên đường thì được công nhận trúng tuyển;
– Thí sinh không được công nhận trúng tuyển được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe;
– Thí sinh không đạt nội dung sát hạch lý thuyết thì không được sát hạch nội dung sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; không đạt nội dung sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông thì không được sát hạch thực hành lái xe trong hình; không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình thì không được sát hạch nội dung sát hạch lái xe trên đường;
– Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết, phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong hình được bảo lưu kết quả nội dung sát hạch đạt trong thời gian 01 năm, kể từ ngày có nội dung sát hạch đạt tại kỳ sát hạch gần nhất; nếu muốn dự sát hạch phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi, giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng theo quy định và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước.
– Thí sinh mang điện thoại hoặc thiết bị truyền tin trong phòng sát hạch lý thuyết, trên xe sát hạch hoặc có các hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch sẽ bị đình chỉ làm bài, hủy bỏ kết quả sát hạch.
Nếu còn vướng mắc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn dịch vụ về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.
–>Độ tuổi thi bằng lái theo từng hạng bằng lái xe ở Việt Nam
- Thủ tục làm giấy phép lái xe quốc tế theo quy định của pháp luật
- Trường hợp nào xe quá tải trọng cầu đường mà không bị xử phạt?
- Đi xe máy vượt đèn đỏ thì mức phạt bao nhiêu tiền?
- Thủ tục đổi bằng xe hạng B2 sắp hết hạn được quy định như thế nào?
- Xử phạt khi có Lệnh vận chuyển nhưng không có xác nhận của nơi đến