Bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây ra
Tôi có một số thắc mắc về luật giao thông đường bộ, mong quý công ty giúp tôi giải đáp! Tôi nghe nói các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, xe đạp, … đều bị coi là nguồn nguy hiểm cao độ có đúng không? Nếu không may xe cộ gây thiệt hại cho người khác thì chủ xe bị bồi thường như thế nào? Tôi cảm ơn!
- Những trường hợp không được bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông
- Có phải bồi thường cho người bị thiệt hại trong tai nạn giao thông
Tư vấn luật giao thông
Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ vào Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”.
Bên cạnh đó, Khoản 17; Khoản 18 và Khoản 19 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
17. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự”.
Theo đó, chỉ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự mới được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Còn xe đạp là xe thô sơ và không được xét là nguồn nguy hiểm cao độ.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Về vấn đề bồi thường khi phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây thiệt hại:
– Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
+) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
+) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng có lỗi trong việc để phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Xe ô tô gây tai nạn giao thông tại đường giao nhau
Mức xử phạt xe máy khi xảy ra tai nạn giao thông?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn giải đáp.
- Điều chuyển xe ô tô từ Hưng Yên về Hà Nội tính phí thế nào?
- Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy bị xử phạt thế nào?
- Tước giấy phép lái xe 02 tháng có bị buộc học lại Luật Giao thông?
- Mất Giấy phép lái xe hạng B2 hơn 1 tháng có được cấp lại hay không?
- Mức xử phạt khi điều khiển xe máy vượt ô tô nơi có biển cấm vượt