Nội dung câu hỏi:
Theo quy định mới nhất thì thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm giao thông cần phải đáp ứng những yêu cầu gì? Trong trường hợp người tham gia giao thông ghi lại được hình ảnh vi phạm giao thông, muốn nộp cho CSGT thì thực hiện bằng cách nào?
- Các cách tra cứu lỗi phạt nguội vi phạm giao thông mới nhất
- CSGT có được xử phạt dựa vào video đăng tải trên mạng xã hội không?
Hỗ trợ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Yêu cầu đối với thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm giao thông
Căn cứ Điều 17 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định về Yêu cầu và giá trị sử dụng của dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật như sau:
1. Yêu cầu về dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật:
– Thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
– Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật;
– Phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;
– Đáp ứng yêu cầu về thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP;
2. Dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp, nếu đáp ứng được yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, theo quy định trên, thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm giao thông chỉ được tiếp nhận từ 2 nguồn đó là: ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ) và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
Bên cạnh đó, những thông tin, hình ảnh này cũng phải đảm bảo tính khách quan, rõ ràng về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Cung cấp cho CSGT hình ảnh vi phạm giao thông bằng cách nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 16. Cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật
1. Dữ liệu do cá nhân, tổ chức thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cung cấp cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử phạt bằng một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền hoặc hiện trường xảy ra vụ việc để cung cấp;
b) Thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng;
c) Dịch vụ bưu chính;
d) Kết nối, chia sẻ dữ liệu.”
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn có video ghi lại hình ảnh về hành vi vi phạm pháp luật về giao thông, bạn có thể cung cấp cho đơn vị Cảnh sát giao thông thông qua 04 hình thức như sau:
– Trực tiếp đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền hoặc hiện trường xảy ra vụ việc để cung cấp;
– Thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng;
– Dịch vụ bưu chính;
– Kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu:
Tại Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ_CP quy định về quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu như sau:
– Quyền của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu:
1. Cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền thuộc các lực lượng quy định tại Điều 18 Nghị định này;
2. Bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
3. Yêu cầu cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thông báo kết quả xác minh, xử lý dữ liệu đã cung cấp.
– Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu:
1. Cung cấp thông tin về họ tên, địa chỉ, phương thức liên lạc trong trường hợp cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền thuộc các lực lượng quy định tại Điều 18 Nghị định này cần liên hệ;
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, nguyên vẹn của dữ liệu đã cung cấp;
3. Hợp tác với người có thẩm quyền giải quyết khi được yêu cầu
Quy trình tiếp nhận, thu thập và xử lý dữ liệu của cơ quan có thẩm quyền
Bước 1: Hướng dẫn cá nhân, tổ chức cung cấp hình ảnh, video, thông tin;
Bước 2: Vào sổ và báo cáo công tác tiếp nhận, thu thập dữ liệu.
Dữ liệu tiếp nhận, thu thập được phải ghi chép vào sổ hoặc phần mềm theo dõi và báo cáo ngay người có thẩm quyền để giải quyết, xử lý theo quy định.
Bước 3: Xử lý dữ liệu tiếp nhận, thu thập:
Bước 4: Xác minh dữ liệu và kết luận vụ việc
1. Thời hạn xác minh và sử dụng dữ liệu để xác minh:
– Thời hạn xác minh không quá 01 tháng, kể từ ngày thụ lý xác minh. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn xác minh là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý xác minh;
– Thời hạn sử dụng dữ liệu để xác minh được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP;
2. Nội dung xác minh:
– Có hay không có hành vi vi phạm hành chính; thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm hành chính;
– Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính; lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
– Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
– Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
– Giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
– Các tình tiết khác có liên quan (nếu có).
3. Biện pháp xác minh: Người có thẩm quyền có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp nghiệp vụ sau đây để xác minh, thu thập thông tin, tài liệu làm rõ vụ việc:
– Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang bị để phát hiện, xác định hành vi vi phạm hành chính;
– Làm việc trực tiếp với cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu; cá nhân, tổ chức bị phản ánh vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức có liên quan, người làm chứng, biết vụ việc xảy ra, để thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc;
– Xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung vụ việc;
– Trưng cầu giám định dữ liệu, mẫu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật về giám định;
– Các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tục xác minh:
– Người có thẩm quyền tự mình tiến hành xác minh hoặc thành lập tổ xác minh. Trường hợp thành lập tổ xác minh phải có từ 02 người trở lên.
Khi tiến hành xác minh thực tế, làm việc với cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu, cá nhân, tổ chức bị phản ánh vi phạm hành chính và cá nhân, tổ chức có liên quan, phải lập thành biên bản, có chữ ký của người tiến hành xác minh và những người có liên quan trong buổi làm việc. Trường hợp cá nhân, tổ chức không ký vào biên bản thì trong biên bản phải ghi rõ việc cá nhân, tổ chức không ký;
– Kết thúc việc xác minh, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người có thẩm quyền về kết quả xác minh;
– Các tài liệu, tình tiết tiếp nhận, thu thập được phải được ghi nhận bằng văn bản và lưu trữ vào hồ sơ vụ việc theo quy định của pháp luật.
5. Kết luận vụ việc: Căn cứ dữ liệu tiếp nhận, thu thập được, kết quả xác minh, người có thẩm quyền phải kết luận nội dung vụ việc, thực hiện như sau:
– Trường hợp phát hiện có vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp xác định không có vi phạm hành chính hoặc không đủ căn cứ để chứng minh vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính thuộc trường hợp quy định tại Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì không xử phạt vi phạm hành chính;
– Trường hợp trong và sau quá trình xác minh, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm hoặc dữ liệu do cá nhân, tổ chức cung cấp có dấu hiệu làm giả, làm sai lệch thì người có thẩm quyền phải chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Sử dụng kết quả vi phạm giao thông phát hiện qua camera
- Quy định về xử lý vi phạm giao thông được phát hiện qua thiết bị ghi hình
- Xử phạt lỗi điều khiển ô tô khách mà chưa gắn thiết bị giám sát hành trình
- Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe A1 khi bị mất được quy định như thế nào?
- Nộp phạt giao thông trực tuyến trong thời gian dịch Covid 19
- Năm 2023 sử dụng đăng ký xe bị tẩy xóa bị phạt như thế nào?
- Có thể xin không tước giấy phép lái xe khi vi phạm giao thông?