Điều khiển xe ô tô chở hàng quá tải 40% khối lượng chuyên chở
Xe tôi có khối lượng chuyên chở theo đăng kiểm là 5 tấn, xác xe là 3 tấn. Hôm nay tôi có điều khiển xe đi giao hàng thì bị CSGT dừng xe và cân xe được tổng khối lượng là 10 tấn. CSGT bảo tôi chở hàng quá tải 40% đúng không? Mức xử phạt như thế nào?
- Mức xử phạt lỗi điều khiển xe ô tô quá tải 35% trên quốc lộ
- ĐIều khiển ô tô của hợp tác xã chở hàng quá tải trọng 60%
- Mức xử phạt khi xe ô tô có tổng trọng lượng vượt quá tải trọng cầu đường
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Đối với trường hợp của bạn có tổng khối lượng xe là 10 tấn, xác xe của 3 tấn, vậy khối lượng còn lại là hàng hóa chiếm 7 tấn.
Mà khối lượng chuyên chở của xe là 5 tấn thì xe bạn đã chở quá 2 tấn hàng hóa theo quy định. Tỉ lệ quá tải được xác định như sau: (10 – 3 – 5 ) : 5 x 100% = 40%. Như vậy, bạn chở hàng quá tải 40%.
Với lỗi trên bạn đã vi phạm quy định về vận tải đường bộ tại trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Tuy nhiên, trong trường hợp này bạn vừa là người điều khiển phương tiện vừa là chủ xe nên bạn sẽ phải chịu mức phạt đối với chủ xe là cá nhân theo điểm d khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Mức xử phạt trong trường hợp này như sau:
“9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 24 Nghị định này;
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 1900 6172
14. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 5; điểm g, điểm i, điểm m khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 8; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm h khoản 9; điểm a, điểm e khoản 10 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
15. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
g) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 7; điểm c khoản 8; điểm d, điểm đ khoản 9; khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;“
Như vậy, theo quy định trên, khi chở hàng vượt quá trọng tải 2 tấn tương đương với quá tải 40% thì bạn sẽ bị phạt hành chính. Mức phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng, bạn buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng, nếu gây hư hại cầu, đường còn phải khôi phục lại tình trạng như ban đầu.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi đối với trường hợp chở hàng quá tải 40% của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp
Quy định mới về gắn phù hiệu của ô tô kinh doanh vận tải
trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Mức phạt lỗi không niêm yết tên đơn vị kinh doanh vận tải ở hai bên cánh cửa xe
- Có được gộp chung bằng lái ô tô và xe máy làm một không?
- Xử phạt điều khiển ô tô đỗ trên đường cao tốc trái quy định năm 2023
- Xử phạt người điều khiển xe máy quá tốc độ và mất giấy đăng ký xe
- Xác định thời điểm bắt đầu tính thời gian bị tước Giấy phép lái xe