Em cần được tư vấn về việc đăng ký lại kết hôn: Em và vợ mới đi đăng ký kết hôn hồi tháng 2/2016. Nhưng khi nhận được giấy tờ đã đăng ký thì không có bản sao giấy đăng ký kết hôn. Họ chỉ giao cho 1 giấy đăng ký kết hôn (bản chính) và rất nhiều giấy trích lục kết hôn. Vậy cho em hỏi giấy trích lục kết hôn có phải là bản sao của giấy đăng ký kết hôn hay không? Nếu em làm mất bản chính giấy đăng ký kết hôn thì có xin lại được không (xin theo hình thức đăng ký lại kết hôn vì mất bản chính ạ)? Xin chân thành cảm ơn!!!
- Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con?
- Mất giấy đăng ký kết hôn có ly hôn được không?
- Thủ tục cấp lại giấy đăng ký kết hôn
Tư vấn hôn nhân và gia đình:
Với vấn đề đăng ký lại kết hôn, Tổng đài tư vấn. Về vấn đề đăng ký lại giấy đăng ký kết hôn, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
Căn cứ Khoản 9 Điều 4 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 quy định:
“Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.”
Theo quy định trên, trích lục hộ tịch là văn bản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp để chứng minh sự kiện hộ tịch của một cá nhân khi đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký kết hôn tại UBND xã/phường, hai bạn sẽ được cấp bản chính Giấy đăng ký kết hôn và bản sao giấy đăng ký kết hôn bao gồm 02 loại: bản sao trích lục Giấy đăng ký kết hôn được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao được chứng thực từ bản chính Giấy đăng ký kết hôn. Do đó, trích lục kết hôn sẽ bao gồm cả bản sao và bản chính.
Căn cứ Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày tháng 11 năm 2015 quy định về điều kiện đăng ký lại kết hôn như sau:
“Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”
Theo quy định trên, việc kết hôn đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà sổ hộ tịch và bản chính giấy đăng ký kết hôn bị mất thì được đăng ký lại. Do đó, trong trường hợp này, hai bạn đăng ký kết hôn sau năm 2016 và chỉ bị mất bản chính giấy đăng ký kết hôn nên bạn không đủ điều kiện xin cấp lại bản chính giấy khai sinh. Như vậy, nếu bị mất bản chính giấy đăng ký kết hôn thì bạn có thể xin lại bản sao trích lục đăng ký kết hôn tại UBND xã/ phường. Thủ tục cấp bản sao trích lục giấy đăng ký kết hôn thực hiện theo Điều 9 và Điều 64 Luật hộ tịch năm 2014:
Bước 01: Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch, cá nhân xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Bước 02: Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Làm thế nào để được cấp lại bản chính giấy khai sinh?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Các trường hợp người nước ngoài được nhận con nuôi tại Việt Nam
- Nhận con nuôi làm con riêng khi vợ không đồng ý nhận nuôi
- Quyền xin ly hôn của vợ khi bị chồng bạo hành gia đình
- Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp số 2 thay phiếu lý lịch tư pháp số 1 được không?
- Làm con nuôi của hai người cùng một lúc có được không?