Điều kiện và hồ sơ nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên D
Điều kiện và hồ sơ nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên D. Tôi muốn học nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên D thì cần đáp ứng điều kiện gì? Nếu trong thời gian gần đây mà tôi bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì tôi có được nâng hạng không? Hồ sơ nâng hạng cần những giấy tờ gì vậy?
- Thi bằng lái hạng C lên D có bắt buộc phải thi nâng hạng không?
- Nâng bằng lái xe hạng C lên hạng D cần điều kiện và thủ tục gì?
Hỗ trợ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều kiện nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên D:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT- BGTVT quy định như sau:
“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.”
Như vậy, theo quy định trên thì để nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên D; người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải đáp ứng điều kiện về tuổi, có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên; và có 50.000 km lái xe an toàn trở lên. Bên cạnh đó, còn phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
…
5. Bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 7 như sau:
“đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.”
Như vậy, theo quy định này thì trong trường hợp bạn nâng hạng giấy phép lái xe nhưng bị vi phạm hành chính có áp dụng hình thức tước giấy phép lái xe thì thời gian lái xe an toàn để tính đủ điều kiện về số km lái xe an toàn được tính từ thời điểm chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Do đó, trường hợp bạn muốn nâng hạng từ hạng C lên D nhưng bị tước Giấy phép lái trong khoảng thời gian gần đây thì bạn phải tính 50.000 km lái xe an toàn từ thời điểm chấp hành xong quyết định về thời hạn tước giấy phép lái xe. Trường hợp bạn không đủ 50.000 km lái xe an toàn thì bạn sẽ không nâng hạng Giấy phép lái xe được.
Thứ hai, quy định về hồ sơ nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên D.
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:
“Điều 19. Hồ sơ dự sát hạch lái xe
2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.”
Như vậy, khi bạn đủ điều kiện về thời gian hành nghề cũng như số km lái xe an toàn; để nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên D; bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT bao gồm:
– Đơn đề nghị học; sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân; hoặc hộ chiếu còn thời hạn;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
– Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
– Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch)
– Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch)
+) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
+) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
Nếu còn vướng mắc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn dịch vụ về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.
–>Độ tuổi thi bằng lái theo từng hạng bằng lái xe ở Việt Nam
- Mức xử phạt lỗi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ gây tai nạn năm 2023
- Lỗi đỗ xe trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau
- Mức phạt ô tô khách rẽ phải không bật đèn xi nhan năm 2023
- Xe có trọng tải 1 tấn có cần xin cấp phù hiệu xe tải hay không?
- Sử dụng bằng tốt nghiệp THCS giả có bị thu hồi GPLX hạng D?