Tiến trình gắn phù hiệu và hộp đen thế nào? Có thể được gắn cùng lúc không?
Tổng đài cho tôi hỏi tiến trình gắn phù hiệu và hộp đen cho xe ô tô của Việt Nam được thực hiện như thế nào? Có thể gắn hộp đen và phù hiệu cùng lúc được hay không?Tôi cám ơn!
- Hộp đen có được cấp đồng thời khi làm phù hiệu không?
- Quy định về gắn phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình đối với xe 2,3 tấn
- Xe 1 tấn 4 có bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề về quy trình gắn phù hiệu và hộp đen, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về tiến trình gắn phù hiệu và hộp đen theo quy định:
Khoản 4 Điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về lộ trình gắn phù hiệu như sau:
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
– Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
– Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Khoản 3 Điều 14 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về lộ trình gắn thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) như sau:
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
– Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
– Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Thứ hai, về thủ tục cấp phù hiệu
Căn cứ Khoản 5 Điều 55 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
“5. Đơn vị kinh doanh vận tải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này;
b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; ……. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo quy định tại khoản 12 Điều này;
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
c) Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập; mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu”.
Theo quy định trên, để có thể cấp phù hiệu cho xe trước tiên phải gắn hộp đen trước. Vì vậy, bạn không thể gắn phù hiệu và hộp đen cùng lúc.
Như vậy
Quy trình gắn phù hiệu và hộp đen (thiết bị giám sát hành trình) được thực hiện theo quy định pháp luật và chỉ được cấp phù hiệu khi xe đã có hộp đen.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Quy định mới về gắn phù hiệu của ô tô kinh doanh vận tải
Thời hạn có giá trị của phù hiệu xe nội bộ
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.
- Mức xử phạt khi điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu và không có xi nhan
- Giấy phép lái xe quốc tế được sử dụng ở Việt Nam không?
- Mức phạt khi xe máy vượt đèn vàng theo quy định của pháp luật
- Thủ tục nhận lại xe bị tạm giữ do vi phạm giao thông
- Có phải gắn phù hiệu cho xe 7 chỗ dùng để chở ban giám đốc của công ty không?