Giá trị pháp lý của bản chính và bản trích lục Giấy khai sinh
Giá trị pháp lý của bản chính và bản trích lục Giấy khai sinh? Hôm nay tôi đi làm giấy khai sinh cho cháu và nhận được 2 loại giấy ghi như sau: 1 bản là giấy khai sinh bản gốc, 1 bản ghi là trích lục. Vậy 2 bản này có gì khác nhau không? Bản trích lục có giá trị pháp lý thế nào? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!
- Thủ tục và thẩm quyền đăng ký lại giấy khai sinh
- Làm thế nào để được cấp lại bản chính giấy khai sinh?
- Không đăng ký kết hôn có làm giấy khai sinh cho con được không?
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về: Giá trị pháp lý của bản chính và bản trích lục Giấy khai sinh; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 4 Luật hộ tịch 2014:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.”
Như vậy, bản sao trích lục hộ tịch gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Sổ hộ tịch hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
Và theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về giá trị của bản sao trích lục hộ tịch:
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về bản gốc như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5. “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”
Như vậy, bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sư dụng thay cho bản chính.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Đối với trường hợp của bạn: khi bạn đăng ký khai sinh thì được nhận về bản gốc của giấy khai sinh và bản sao trích lục giấy khai sinh từ sổ gốc. Vậy bản sao trích lục giấy khai sinh từ sổ gốc và bản gốc giấy khai sinh có giá trị tương đương nhau.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Giá trị pháp lý của bản chính và bản trích lục Giấy khai sinh.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Cơ quan nào cấp trích lục giấy khai sinh?
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh
Mọi vấn đề vướng mắc về bản sao trích lục giấy khai sinh; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Con mang thai trước thời kỳ hôn nhân có phải cấp dưỡng không
- Xác định căn cứ để được Tòa án chấp nhận đơn phương ly hôn
- Làm giấy khai sinh cho con nhờ mang thai hộ như thế nào?
- Ly hôn đơn phương khi không có chứng minh thư của chồng
- Quy định về cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi tại tỉnh Bắc Ninh