Hồ sơ xin hạn chế quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con
Hồ sơ xin hạn chế quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con? Xin cho tôi hỏi hồ sơ xin hạn chế quyền thăm con của bố, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con cần những giấy tờ gì? Và hồ này cần nộp tại đâu? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!
- Làm thế nào khi bị ngăn cản quyền thăm nom con sau ly hôn?
- Quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn?
- Sau khi ly hôn, vợ không cho thăm con
Tư vấn hôn nhân và gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Hồ sơ xin hạn chế quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất về hồ sơ xin hạn chế quyền thăm nuôi con
Căn cứ theo quy định tại 82, Điều 83, Điều 84, Điều 85 và Điều 86 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hồ sơ xin hạn chế quyền thăm nuôi con của cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con (mẫu đơn của Toàn án);
– Bản sao quyết định ly hôn có công chứng;
– Bản sao chứng minh thư nhân dân;
– Chứng cứ chứng minh người không trực tiếp nuôi con đã có hành vi ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục con;
– Đơn xin xác nhận cư trú chứng minh thẩm quyền khởi kiện.
Thứ hai về nơi nộp hồ sơ xin hạn chế quyền thăm nuôi con
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.”
Và căn cứ theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 1900 6172
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
k) Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;”
Như vậy, thẩm quyền yêu cầu hạn chế quyền thăm nom của bố, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cha, mẹ của con chưa thành nhiên cư trú.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Hồ sơ xin hạn chế quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Không cấp dưỡng có được quyền thăm nom con khi ly hôn?
Phải làm gì khi chồng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng?
Mọi vấn đề vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.