Chào anh chị tư vấn. Tôi quê ở Vĩnh Phúc lấy vợ tại Ba Vì (Hà Nội) trước đây tôi đã cắt khẩu vợ sang Vĩnh Phúc để đăng ký khai sinh cho con, nay tôi muốn tách hộ khẩu hai vợ chồng và con có được không và cần những thủ tục gì? Cảm ơn anh/chị.
- Thủ tục tách khẩu và nhập khẩu cho vợ về nhà chồng
- Lấy vợ/chồng có bắt buộc phải chuyển khẩu không?
- Điều kiện đăng ký thường trú
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 27 Luật cư trú sửa đổi 2013 quy định vấn đề tách sổ hộ khẩu được quy định như sau:
“Điều 27: Tách sổ hộ khẩu
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
Theo đó, Khoản 1, khoản 3 Điều 25 và Khoản 2 Điều 26 Luật cư trú sửa đổi 2013 quy định như sau:
“Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.
3. Người không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.”
“Điều 26. Sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân
2. Người không thuộc đối tượng quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 25 nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.”
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 bao gồm: người ở chung một chỗ ở hợp pháp và không có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột. Bạn là con ruột của bố mẹ bạn – chủ hộ nên không cần có sự đồng ý của chủ hộ vẫn có thể tách khẩu. Tuy nhiên, vợ của bạn thì cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ hộ thì mới có thể tách khẩu.
Ngoài ra, bạn và vợ bạn là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách khẩu. Nhưng con của bạn còn nhỏ chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nên sẽ không thể tự tách khẩu ra khỏi sổ hộ khẩu chung của gia đình. Do đó, nếu muốn cháu cùng trong một sổ hộ khẩu với cha mẹ thì bạn nên tách khẩu của mình và nhập cháu vào hộ khẩu của bố mẹ.
Tóm lại, bạn cần chuẩn bị sổ hộ khẩu, phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ để tách khẩu cho bạn, vợ bạn và con.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thủ tục cấp sổ hộ khẩu đối với trường hợp có chỗ ở hợp pháp
Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Không đăng ký kết hôn có được chia tài sản và có quyền nuôi con không?
- Xử phạt hành chính đối với người dân sinh con thứ ba
- Con nuôi yêu cầu cha mẹ nuôi chấm dứt việc nhận con nuôi hợp pháp
- Xin giấy xác nhận độc thân khi đã thường trú ở nhiều nơi?
- Sau khi ly hôn thì có Bản án hay Quyết định của Tòa Án không