Nội dung câu hỏi:
Gắn khẩu hiệu “Tính mạng con người là trên hết” như thế nào mới chuẩn form vậy? Hiện nay có còn bắt buộc gắn nữa không? Nếu không chuẩn thì bị phạt như nào?
- Phân biệt giữa phù hiệu và khẩu hiệu gắn trên xe ô tô chở khách theo hợp đồng
- Xử phạt khi không niêm yết khẩu hiệu ” Tính mạng con người là trên hết”
- Khẩu hiệu tính mạng con người là trên hết có bắt buộc với xe khách không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề gắn khẩu hiệu “Tính mạng con người là trên hết” như thế nào mới đúng; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Có bắt buộc phải niêm yết khẩu hiệu “tính mạng con người là trên hết”
Căn cứ Khoản 4 Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 19. Niêm yết thông tin
4. Niêm yết trên xe
a) Niêm yết ở phía trên kính trước: tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm.
b) Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này;”.
c) Niêm yết ở trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.”.
Theo quy định nêu trên, kể từ ngày Thông tư 12/2020/TT-BGTVT tải có hiệu lực 15/7/2020 thay thế Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ thì đã bỏ quy định về niêm yết cụm từ “Tính mạng con người là trên hết”. Do đó, không cần phải niêm yết cụm từ “Tính mạng con người là trên hết” trên xe.
Phải niêm yết những thông tin gì trên xe
Căn cứ tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì các thông tin cần niêm yết trên xe quy định như sau:
– Niêm yết ở phía trên kính trước: tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm.
– Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này 12/2020;
– Niêm yết ở trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.
Mức phạt nếu không niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định;
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa xe ô tô chở hành khách theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;
b) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên cánh cửa xe ô tô tải theo quy định;
c) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân ô tô đầu kéo, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép kéo theo trên cánh cửa xe ô tô đầu kéo theo quy định; không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên rơ moóc, sơ mi rơ moóc theo quy định;
d) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh taxi tải, chữ taxi tải, tự trọng của xe, trọng tải được phép chở của xe ở mặt ngoài hai bên thành xe hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái xe taxi tải theo quy định;
đ) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định trên xe ô tô chở hành khách về: Biển số xe; khối lượng hành lý miễn cước; số điện thoại đường dây nóng;”
Như vậy, nếu bạn không niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Kết luận: Hiện tại, pháp luật không yêu cầu phải niêm yết cụm từ ” tính mạng con người là trên hết” trên xe.
Trên đây là bài viết về vấn đề gắn khẩu hiệu “tính mạng con người là trên hết” . Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
- Mức phạt khi không niêm yết khẩu hiệu ” Tính mạng con người là trên hết”
- Ô tô chở rau củ quả có cần dán dòng chữ “Tính mạng con người là trên hết”?
Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Thủ tục sang tên và lệ phí cấp biển số xe ô tô 7 chỗ
- Mức phạt lỗi điều khiển xe máy điện không đội mũ bảo hiểm năm 2023
- Điều khiển xe khách hết hạn đăng kiểm 01 ngày thì có bị xử phạt không?
- Mức xử phạt lỗi điều khiển xe ô tô lạng lách, đánh võng năm 2023
- Mức phạt cao nhất khi điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn là bao nhiêu?