Làm sao khi bị cảnh sát giao thông mặc thường phục xử phạt?
Tôi đi trên đường thì bị hai người mặc thường phục giữ xe lại vì vượt đèn đỏ. Người này tự xưng là cảnh sát giao thông mặc thường phục; đang thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính.
Tôi có yêu cầu họ chứng minh mình là cảnh sát giao thông thì họ cho tôi xem một tập biên bản dùng để xử phạt. Tôi đòi thẻ ngành thì họ bảo khi mặc thường phục thì không phải xuất trình. Vậy cho tôi hỏi CSGT mặc thường phục có được xử phạt không? Trường hợp không được xử phạt thì tôi cần làm gì? Tôi vi phạm lỗi vượt đèn đỏ nhưng CSGT yêu cầu tôi nộp tiền 300.000 luôn thì có đúng không?
Với câu hỏi làm sao khi bị cảnh sát giao thông mặc thường phục xử phạt, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất về thẩm quyền của CSGT khi mặc thường phục:
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BCA , theo đó:
“Điều 9. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
3. Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
a) Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện; lực lượng, phương thức liên lạc; thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;
b) Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ để hóa trang (mặc thường phục) thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;
Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật;
c) Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang để sách nhiễu, gây phiền hà, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”
Theo đó, CSGT mặc thường phục trong tổ hóa trang chỉ thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông; phát hiện các vi phạm. Sau khi phát hiện thì báo cho bộ phận tuần tra kiểm soát công khai (CSGT mặc đồng phục) để tiến hành xử lý.
Vì vậy, Cảnh sát giao thông mặc thường phục không có thẩm quyền xử phạt hành chính khi bạn vượt đèn đỏ. Làm như vậy là họ đang lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát để sách nhiễu, gây phiền hà, làm thiệt hại đến lợi ích của người dân.
-->Cảnh sát không mặc đúng trang phục có được quyền xử phạt giao thông
Thứ hai, xử lý trong trường hợp Cảnh sát giao thông mặc thường phục
Trong trường hợp những Cảnh sát giao thông mặc thường phục tiến hành xử phạt vi phạm hành chính thì bạn được quyền yêu cầu đưa về trụ sở giải quyết. Tại đây bạn có thể kiến nghị lên người đứng đầu của đơn vị để yêu cầu xử lý trường hợp CSGT không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể liên hệ tới đường dây nóng của cảnh sát giao thông các tỉnh thành để được hỗ trợ giải quyết.
Thứ ba, về việc nộp phạt tại chỗ khi vi phạm giao thông
Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”.
Mặt khác, Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định:
“Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân; tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân; tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này”.
Như vậy:
Theo quy định hiện hành, trường hợp xử phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và không phải được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì không cần lập biên bản. Người có thẩm quyền xử phạt (CSGT) phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ, đồng thời giao cho người vi phạm 01 bản.
-->Cảnh sát tạm giữ bằng lái nhưng không lập biên bản xử phạt có trái luật?
Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Trường hợp bạn vi phạm lỗi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ thì căn cứ Điểm e Khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, theo quy định này thì đối với lỗi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đồng thời sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. Do đó, mức phạt tiền của bạn đã quá 250.000 thì bạn không được phép nộp phạt tại chỗ. Nên phía CSGT không lập biên bản mà yêu cầu bạn nộp tiền phạt luôn là vi phạm quy định của pháp luật.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi làm sao khi bị cảnh sát giao thông mặc thường phục xử phạt. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn giải đáp.
-->Cảnh sát giao thông có được xử phạt lỗi vi phạm ở khu vực khác
- Xe chở khách không có hộp đen thì bị xử phạt như thế nào?
- Lỗi không đội mũ bảo hiểm có được nộp phạt trực tiếp không
- Biển số P.103c và biển P.123b khác nhau như thế nào?
- Có được phạt lỗi không có bằng lái xe với người 17 tuổi đi xe máy điện
- Lệ phí trước bạ phải nộp khi mua xe ô tô 4 chỗ ngồi giá 1,8 tỷ ở thành phố Vinh