Mức phạt khi điều khiển xe mô tô có nồng độ cồn trong cơ thể
Cho mình hỏi mình điều khiển xe mô tô mà có nồng độ cồn trong cơ thể vượt quá 0,25 miligam đến 0,398 miligam là phạt nhiêu tiền? Mình bị giữ bằng lái xe bao nhiêu tháng ạ? Mình có bị tạm giữ xe không? Xe này là xe mình mượn của hàng xóm thì nếu bị giữ xe ai là người đi lấy thế ạ? Mong các bạn sớm giải đáp giúp mình! Mình cám ơn nhiều!
- Người nhận lại phương tiện đang bị tạm giữ có được ủy quyền không?
- Bị tạm giữ xe máy do vi phạm nồng độ cồn có nhờ người khác lấy xe hộ được không?
Tổng đài tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về vấn đề Mức phạt khi điều khiển xe mô tô có nồng độ cồn trong cơ thể; đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức phạt khi chạy xe mô tô có nồng độ cồn trong cơ thể vượt quá 0,25 miligam đến 0,398 miligam:
Căn cứ theo điểm c Khoản 7 và điểm e Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Như vậy, khi bạn điều khiển xe mô tô có nồng độ cồn trong cơ thể vượt quá 0,25 miligam đến 0,398 miligam thì bạn bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Thứ hai, với lỗi điều khiển xe mô tô có nồng độ cồn trong cơ thể thì bị giữ bằng xe bao nhiêu tháng?
Căn cứ theo điểm điểm e Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng
Theo đó, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với lỗi điều khiển xe mô tô có nồng độ cồn trong cơ thể vượt quá 0,25 miligam đến 0,398 miligam thì ngoài bị phạt tiền bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. Như vậy, bạn bị tước quyền sử dụng GPLX, không phải bị tạm giữ bằng lái.
Thứ ba, có bị tạm giữ xe khi điều khiển xe mô tô có nồng độ cồn trong cơ thể
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;”
Như vậy, đối với lỗi điều khiển xe mô tô có nồng độ cồn trong cơ thể, bạn bị tạm giữ xe đến 07 ngày để ngăn chặn vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt.
Thứ tư, xe là của hàng xóm thì ai là người đi nhận lại xe?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định về quản lý phương tiện, tang vật vi phạm hành chính, theo đó:
“1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:
a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
c) Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ”.
Theo đó, người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Vậy, trường hợp này thì người đến nhận lại xe là bạn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể ủy quyền cho người khác đến nhận thay.
Nếu còn vướng mắc về vấn đề điều khiển xe mô tô có nồng độ cồn trong cơ thể xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-> Phân biệt tước Giấy phép lái xe và tạm giữ Giấy phép lái xe
- Thủ tục di chuyển xe máy đi tỉnh khác như thế nào?
- Điều khiển xe máy chuyển hướng không xi nhan thì bị xử lý như thế nào?
- Xử phạt khi lái xe máy không đội mũ bảo hiểm và không mang bằng lái xe
- Mức phạt ô tô tải đỗ xe ở nơi đông người khi chở hàng nguy hiểm
- Hợp đồng kinh doanh vận chuyển hành khách có thể bằng điện tử?