Mức phạt khi đón khách ở nơi có biển cấm dừng xe, đỗ xe
Tổng đài cho em hỏi chút! Em bị CSGT phạt lỗi đón khách nơi có biển cấm dừng xe, đỗ xe trước cổng bệnh viện. Vậy mức phạt của em là bao nhiêu ạ? Có bị tước Giấy phép lái xe không? Thời điểm bắt đầu tính tước giấy phép lái xe là khi nào? Hiện nay CSGT đã giữ Giấy phép lái xe của tôi.
- Quy định về hướng có hiệu lực của biển báo Cấm dừng xe và đỗ xe
- Lỗi đón trả khách nơi có biển cấm dừng cấm đỗ năm 2023
- Quy định về các trường hợp cấm dừng xe và đỗ xe năm 2023
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về việc chấp hành hiệu lệnh của biển báo đường bộ
Khoản 1, Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ”.
Theo đó, người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường bộ phải chấp hành quy tắc giao thông và hệ thống biển báo hiệu đường bộ theo quy định. Và thực tế trên các tuyến đường bộ, khi mà cơ quan chức năng đã nghiên cứu lắp đặt biển báo hiệu cấm dừng, cấm đỗ thì đều là những nơi thường xuyên xảy ra va chạm hoặc có lưu lượng người tham giao thông đông, nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Chính vì vậy, phải đặt hệ thống biển báo hiệu đường bộ để cảnh báo cho người điều khiển phương tiện biết và chấp hành.
Bạn cho biết: bạn đón khách ở nơi có biển cấm dừng, đỗ xe trước cổng bệnh viện. Hành vi này được xác định là đón khách ở nơi có biển cấm dừng, cấm đỗ.
Thứ hai, quy định về vấn đề xử phạt lỗi đón khách ở nơi có biển cấm dừng cấm đỗ
Mức phạt đối với hành vi này được quy định cụ thể tại Điểm e, Khoản 5, Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Đón, trả hành khách tại nơi cấm dừng, cấm đỗ, nơi đường cong tầm nhìn bị che khuất; trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, khi bạn điều khiển ô tô mà có hành vi đón; trả hành khách tại nơi cấm dừng, cấm đỗ thì bị phạt tiền sẽ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
-->Điều khiển xe ô tô dừng tại nơi có biển cấm dừng cấm đỗ để đón khách
Thứ ba, quy định về thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước Giấy phép lái xe
Căn cứ vào quy định tại Khoản 1, Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
“Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1, Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày; kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.”
Và căn cứ vào Khoản 1, Điều 67, Luật này quy định:
“Điều 67. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1, Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký; trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác”
Theo đó; khi bạn bị lập biên bản xử phạt hành chính với điều khiển xe đón khách ở nơi có biển cấm dừng cấm đỗ mà không có tình tiết phức tạp thì trong thời hạn 7 ngày; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ ra quyết định xử phạt hành chính. Quyết định hành chính sẽ có hiệu lực kể từ ngày kí.
-->Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước giấy phép lái xe theo quy định
Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Mặt khác, theo quy định tại Khoản 3, Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;”
Như vậy; trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt; CSGT đã tạm giữ được giấy phép lái xe bạn nên thời điểm tính thời hạn tước quyền sử dụng GPLX là thời điểm quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề Mức phạt khi đón khách ở nơi có biển cấm dừng xe, đỗ xe xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn; giải đáp.
-->Thủ tục nộp phạt để lấy lại bằng lái xe bị tạm giữ theo quy định
- Mức phạt khi vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có giấy phép năm 2021
- Xe ô tô dùng để kinh doanh vận tải thì có cần phải gắn phù hiệu không?
- Mức phạt đối với lỗi điều khiển xe máy vượt quá tốc độ quy định
- Nâng hạng bằng lái từ hạng B2 lên hạng D có yêu cầu về tuổi?
- Chở thêm bao nhiêu người trong buồng lái xe tải thì bị phạt?