Phân biệt va chạm giao thông và tai nạn giao thông
Tôi điều khiển xe ô tô có xảy ra va chạm với xe liền trước. Phía CSGT có xuống làm việc và có lập tôi lỗi điều khiển xe không giữ khoảng cách an toàn gây tai nạn giao thông? Cho tôi hỏi lỗi này thì tôi bị xử phạt thế nào? Khi nào thì được coi là va chạm giao thông vậy ạ?
- Mức phạt đối với xe ô tô chạy quá tốc độ gây tai nạn giao thông
- Tăng mức phạt đối với lỗi gây tai nạn nhưng không dừng lại từ năm 2020
Hỗ trợ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách an toàn gây tai nạn giao thông
Căn cứ Điểm a Khoản 7 và Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a , điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”
Như vậy, theo quy định trên, đối chiếu với trường hợp của bạn thì bạn điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách gây tai nạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng . Ngoài ra bạn còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Thứ hai, phân biệt va chạm giao thông và tai nạn giao thông
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 thông tư số 58/2009/TT-BCA(C11) quy định như sau:
“Điều 5. Tai nạn giao thông
1. Tai nạn giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tai nạn giao thông gồm:
a) Va chạm giao thông;
b) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng;
c) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng;
đ) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
2. Va chạm giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây thiệt hại đến sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân dưới mức quy định của vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng
Gây hậu quả ít nghiêm trọng trong vụ tai nạn giao thông là một trong các trường hợp sau:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31%;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 11% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 21% đến dưới 41%;
c) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.”
Như vậy, theo quy định này thì va chạm giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây thiệt hại đến sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân dưới mức quy định của vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng.
Tai nạn giao thông sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm:
– Va chạm giao thông;
– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng;
– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng;
– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng;
– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Do đó, trường hợp của bạn muốn được xác định là lỗi không giữ khoảng cách an toàn gây va chạm giao thông thì thiệt hại xảy ra trong vụ việc của bạn phải dưới mức của một vụ tai nạn ít nghiêm trọng theo quy định nêu trên.
Mọi thắc mắc xin liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
=> Điều khiển xe ô tô của người khác gây tai nạn giao thông do không chú ý quan sát
- Thi bằng lái xe máy khi chỉ còn một mắt nhưng thị lực đạt 10/10
- Lỗi đỗ xe ô tô trên dốc không chèn bánh năm 2023
- Lệ phí trước bạ và cấp đổi đăng ký khi mua lại ô tô 4 chỗ cũ
- Chủ phương tiện điều khiển xe có Giấy đăng ký xe nhưng bị tẩy xóa
- Các tuyến đường mà phương tiện bị hạn chế lưu thông ở Hà Nội