Phù hiệu hết hạn và thủ tục cấp lại được quy định thế nào?
Xin hỏi có luật nào quy định là khi phù hiệu hết hạn phải đi cấp lại hay không? Nếu phù hiệu xe tải hết hạn thì thủ tục cấp lại như thế nào? Xin cảm ơn nhiều!
- Xử phạt đối với phù hiệu xe khách đã hết hạn 6 ngày
- Mức phạt khi không lắp phù hiệu xe tải và thiết bị giám sát hành trình
- Không dán phù hiệu cho xe của hợp tác xã thì bị xử phạt như thế nào?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề cấp lại phù hiệu bị hết hạn
Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành tại Khoản 6 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:quy định như sau:
“Điều 22. Quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu
6. Phù hiệu được cấp lại khi hết hạn, khi bị mất hoặc bị hư hỏng, khi thay đổi chủ sở hữu phương tiện hoặc thay đổi đơn vị kinh doanh vận tải. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại phù hiệu thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này. Thời hạn của phù hiệu được cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp cấp lại phù hiệu khi hết hạn, đơn vị kinh doanh vận tải được đề nghị cấp lại phù hiệu trong khoảng thời gian 15 ngày tính đến ngày hết hạn phù hiệu.“
Như vậy, pháp luật hiện hành có quy định về việc khi phù hiệu hết hạn thì đơn vị kinh doanh vận tải phải đề nghị cấp lại phù hiệu.
Thứ hai, về thủ tục cấp lại phù hiệu hết hạn
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 22. Quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu
4. Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu phải đảm bảo đủ các thành phần như sau:
a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định này;
b) Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
6. Phù hiệu được cấp lại khi hết hạn, khi bị mất hoặc bị hư hỏng, khi thay đổi chủ sở hữu phương tiện hoặc thay đổi đơn vị kinh doanh vận tải. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại phù hiệu thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này. Thời hạn của phù hiệu được cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp cấp lại phù hiệu khi hết hạn, đơn vị kinh doanh vận tải được đề nghị cấp lại phù hiệu trong khoảng thời gian 15 ngày tính đến ngày hết hạn phù hiệu.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; thì hồ sơ xin cấp lại phù hiệu khi hết hạn bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định này;
+) Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Sau khi hoàn thiện hồ sơ bạn sẽ đem tới nộp tại Sở giao thông vận tải để được giải quyết cấp lại phù hiệu. Kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc bạn sẽ được giải quyết cấp lại phù hiệu.
Trên đây là tư vấn về vấn đề bạn thắc mắc. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Quy định về người điều hành kinh doanh vận tải
Xe có kinh doanh vận tải có cần giấy phép kinh doanh
Nếu còn vướng mắc liên quan tới phù hiệu hết hạn; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn bị tước GPLX không?
- Thi bằng lái hạng C lên D có bắt buộc phải thi nâng hạng không?
- Xe máy chạy quá tốc độ 25 km/h bị phạt như thế nào năm 2023?
- Gây tai nạn do không giữ khoảng cách an toàn xử phạt thế nào?
- Thủ tục, lệ phí cấp đổi lại đăng ký xe máy bị rách theo quy định của pháp luật