19006172

Thẩm quyền xử phạt giao thông của cảnh sát cơ động

Thẩm quyền xử phạt giao thông của cảnh sát cơ động

Tôi đi đường trời tối quên không bật đèn chiếu sáng nên bị các chiến sĩ cảnh sát cơ động giữ lại.  Khi đó, không hề có cảnh sát giao thông làm việc cùng. Vậy xin cho tôi hỏi, trường hợp của tôi thì cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt giao thông không? Tôi tưởng việc xử phạt giao thông là thầm quyền của cảnh sát giao thông.



Thẩm quyền xử phạt giao thôngTư vấn luật giao thông:

Với câu hỏi về thẩm quyền xử phạt giao thông của cảnh sát cơ động Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về lỗi của bạn :

Theo quy định tại Điều 5 và điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này;

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn”.

Bạn không bật đèn chiếu sáng khi đi trời tối. Tuy nhiên, do bạn không nói rõ mình đi xe gì nên chúng tôi xin tư vấn như sau:

+ Nếu bạn đi xe máy: Bạn sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

+ Nếu bạn đi xe ô tô: Bạn sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Thứ hai, thẩm quyền xử phạt giao thông của cảnh sát cơ động:

Căn cứ Khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c, điểm h khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;

Như vậy, căn cứ theo quy định trên và điều khoản bạn vi phạm thì cảnh sát cơ động không có thẩm quyền xử phạt bạn với lỗi không bật đèn chiếu sáng khi trời tối. Nên việc CSCĐ xử phạt bạn trong trường hợp này là sai quy định pháp luật.

Bạn có thể khiếu nại đến Giám đốc đơn vị nơi chiến sỹ CSCĐ đó làm việc để được giải quyết.

Thẩm quyền xử phạt giao thông

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Kết luận

+ Lỗi của bạn sẽ bị phạt như trên.

+ CSCĐ không có thẩm quyền xử phạt giao thông với lỗi của bạn.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi về thẩm quyền xử phạt giao thông của cảnh sát cơ động. 

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Cảnh sát tạm giữ bằng lái nhưng không lập biên bản xử phạt có trái luật?

Những trường hợp xử phạt vi phạm giao thông không lập biên bản

Mọi thắc mắc liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam