19006172

Thủ tục đổi bằng lái xe khi gần hết hạn theo pháp luật hiện hành

Thủ tục đổi bằng lái xe khi gần hết hạn theo pháp luật hiện hành

Thủ tục đổi bằng lái xe khi gần hết hạn theo pháp luật hiện hành? Thời hạn sử dụng của các loại bằng lái được quy định thế nào và khi bằng lái xe gần hết hạn thì làm thế nào để được đổi lại? Khi đổi lại có phải khám sức khỏe không?



Đổi bằng lái xe khi gần hết hạn

Tư vấn giao thông đường bộ

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về thủ tục đổi bằng lái xe khi gần hết hạn; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, thời hạn sử dụng của các loại bằng lái

Căn cứ vào Điều 17 và Khoản 3 Điều 37 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe

1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

2. Giấy phép lái xe hạng Bcó thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 37 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT có quy định:

“Điều 37. Đổi giấy phép lái xe

3. Người có giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khỏe theo quy định, được xét đổi giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.”

Như vậy, thời hạn sử dụng của bằng lái xe như sau:

– Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

– Giấy phép lái xe hạng Bcó thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

– Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

– Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Đối với Giấy phép lái xe hạng E có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ. 

Thứ hai, thủ tục đổi bằng lái xe khi gần hết hạn

Căn cứ vào Điều 38 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều 38. Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:

a) Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;

b) Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.

3. Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.”

Đổi bằng lái xe khi gần hết hạn

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Như vậy, khi làm thủ tục đổi bằng lái xe khi gần hết hạn, người lái xe lập 1 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:

+) Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;

+) Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.

– Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân 

Theo đó, phải có giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau: người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục đổi bằng lái xe khi gần hết hạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:

Giấy phép lái xe quá hạn 5 tháng có được cấp lại?

Quy định về cấp đổi Giấy phép lái xe sắp hết thời hạn sử dụng

Thủ tục đổi giấy phép lái xe khi sắp hết hạn gồm những giấy tờ gì?

Nếu còn vướng mắc bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam