Thủ tục thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Xin cho hỏi về vấn đề: Thủ tục thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là điểm đổi mới tiến bộ của pháp luật hôn nhân và gia đình. Pháp luật cho phép cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Tuy nhiên nhiều gia đình không nắm chắc về vấn đề thủ tục kỹ thuật mang thai hộ
- Vợ mang thai hộ sinh con thì chồng có được nghỉ không?
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp
- Cách tính mức hưởng thai sản cho lao động nữ khi sinh con
Tư vấn Hôn nhân và Gia đình:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Việc thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải dựa trên cơ sở tự nguyện giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Nghị định 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
– Đối tượng áp dụng: Cặp vợ chồng vô sinh.
Theo Khoản 2 Theo Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai. Cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này.
– Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ;
+ Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
+ Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;
+ Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;
+ Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
+ Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP và đã từng sinh con;
+ Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;
+ Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
+ Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;
+ Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
+ Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;
+ Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định.
– Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ khi sinh con
Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người không có quốc tịch tại Việt Nam
- Hôn nhân một vợ một chồng được hiểu thế nào?
- Mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất năm 2016
- Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp số 2 thay phiếu lý lịch tư pháp số 1 được không?
- Ông bà ngoại nhận cháu ngoại được xác định là trẻ bị bỏ rơi