19006172

Thủ tục xin cấp lại bằng lái xe ô tô khi mất theo quy định của pháp luật hiện nay

Thủ tục xin cấp lại bằng lái xe ô tô khi mất theo quy định của pháp luật hiện nay

Tôi muốn cấp lại bằng lái xe ô tô khi mất phải làm thế nào? Nếu ra đường tôi mà bị bắt thì lỗi không có bằng lái xe thì bị phạt như thế nào ạ? Tôi đi ô tô ạ.  Mong tổng đài tư vấn cho tôi. 



Cấp lại bằng lái xe ô tô khi mấtTư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề Cấp lại bằng lái xe ô tô khi mất Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, thủ tục cấp lại bằng lái xe ô tô khi mất

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về hồ sơ cấp lại bằng lái xe khi mất như sau:

“Điều 36. Cấp lại giấy phép lái xe

2. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);

c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;

d) Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Như vậy

Theo quy định của pháp luật thì thủ tục xin cấp lại bằng lái xe ô tô khi mất như sau:

– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;

– Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

– Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

Thứ hai, mức phạt với lỗi không có bằng lái xe do mất

Bên cạnh đó, Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, đường sắt:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Như vậy, khi điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng, trường hợp không có Giấy phép lái xe thì bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.

Đồng thời, căn cứ theo Điểm c Khoản 3 Điều 82 nghị định 100/2019/NĐ – CP quy định như sau:

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

3. Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau:

a) Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định;

b) Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện)

Cấp lại bằng lái xe ô tô khi mất

 

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn điều khiển xe ô tô khi bị mất bằng lái xe thì bạn sẽ bị lập biên bản lỗi không có giấy phép lái xe. Nếu đến thời hạn giải quyết vụ việc ghi trong biên bản bạn xuất trình được Giấy phép lái xe thì sẽ được ra quyết định xử phạt với lỗi không mang theo Giấy phép lái xe.

Trên đây, là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn đề cấp lại bằng lái xe ô tô khi mất của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

Thủ tục cần chuẩn bị để được cấp lại bằng lái xe bị mất như thế nào?

Mất hồ sơ gốc có cấp lại được bằng lái xe máy không?

Mọi thắc mắc về vấn đề Cấp lại bằng lái xe ô tô khi mất, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam