Thủ tục xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm theo quy định pháp luật
Khi thực hiện nhiệm vụ chiến sĩ cảnh sát giao thông phát hiện anh nguyễn văn A 35 tuổi điều khiển xe máy chở nguyễn văn B 15 tuổi đi học cả 2 bố con đều không đội mũ bảo hiểm. Giờ thủ tục xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm như thế nào?
- Mức phạt khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm
- Người chưa thành niên không đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông
- Xe máy điện vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Về thủ tục xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, mức phạt khi vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm:
Theo Điểm i và Điểm k Khoản 2 Điều 6; Khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt trong trường hợp của bạn như sau:
– Mức phạt đối với bạn (người điều khiển xe máy):
+) Hành vi không đội mũ bảo hiểm bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng;
+) Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
– Đối với con của bạn (người ngồi sau xe máy) không đội mũ bảo hiểm: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Tuy nhiên con bạn mới 15 tuổi thì sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo với lỗi này.
Vậy nên tổng mức tiền bạn phải nộp là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Thứ hai, về thủ tục xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm:
Trường hợp mức xử phạt đối với bạn trên 250.000 đồng thì CSGT sẽ phải lập biên bản hành chính theo quy định.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 58: Lập biên bản vi phạm hành chính
2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ;
lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình….
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký;…
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản;…”
Về thời gian chấp hành hình phạt, căn cứ Điều 73 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trong thời gian 10 ngày từ ngày nhận quyết định xử phạt, bạn phải đến cơ quan công an nộp phạt theo thời gian quy định.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Xe đạp vượt đèn đỏ có bị xử phạt tiền không?
Xe máy điện vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mọi thắc mắc liên quan, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thủ tục tách bằng lái xe A1 và B2 theo quy định pháp luật
- Người vi phạm giao thông có thể ủy quyền lấy lại xe bị tạm giữ không?
- Thủ tục cấp lại biển số xe máy khi bị gãy hỏng theo quy định của pháp luật
- Quy định về Giấy phép lái xe trong Công ước viên 1968
- Người Đức sang Việt Nam có được dùng bằng lái do bên Đức cấp không?