Nội dung câu hỏi:
Tốc độ cho phép chạy của ô tô trong khu vực đông dân cư? Xe ô tô con khi vào khu đô thị ( trong khu vực đông dân cư) có giải phân cách cứng (khối bê tông) ở giữa thì được chạy tốc độ tối đa là 70km/h và có giải phân cách mềm ( 2 vạch liền) thì chạy tốc độ tối đa là 60km/h xin cho hỏi có đúng không?
- Quy định tốc độ cho phép của các loại xe ngoài khu vực đông dân cư
- Ô tô khách chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn
- Xử phạt người điều khiển xe máy chuyên dùng vượt quá tốc độ cho phép
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn đối với Tốc độ cho phép chạy của ô tô trong khu vực đông dân cư, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thế nào là khu vực đông dân cư
Căn cứ tại Khoản 3.2 Điều 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ thì Đường qua khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).
+) Biển số R.420 “Bắt đầu khu đông dân cư”
Để báo hiệu bắt đầu đoạn đường vào phạm vi khu đông dân cư, đặt biển số R.420 “Bắt đầu khu đông dân cư”. Biển có tác dụng báo cho người tham gia giao thông biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư.
+) Biển số R.421 “Hết khu đông dân cư”
Để báo hiệu hết đoạn đường qua phạm vi khu đông dân cư, đặt biển số R.421 “Hết khu đông dân cư”. Biển có tác dụng báo cho người tham gia giao thông biết phạm vi hải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư đã hết hiệu lực.
Quy định về tốc độ của ô tô trong khu vực đông dân cư;
Căn cứ Điều 6 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định Tốc độ cho phép chạy của ô tô trong khu vực đông dân cư như sau:
“Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)
Loại xe cơ giới đường bộ | Tốc độ tối đa (km/h) | |
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên | Đường hai chiều: đường một chiều có một làn xe cơ giới | |
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này. | 60 | 50 |
Như vậy, trong khu vực đông dân cư, quy định về tốc độ cho phép trong khu vực đông dân cư:
– Đối với đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên, tốc độ tối đa là 60km/h
– Đối với đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, tốc độ tối đa là 50km/h.
Theo đó, về thắc mắc của bạn, khi vào khu đô thị có giải phân cách cứng ( khối bê tông) ở giữa được xét là trường hợp đường đôi, đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên ở khu trong dân cư. Trường hợp này, tốc độ tối đa đối với xe ô tô là luật cho phép là 60km/h. Còn đường chỉ có giải phân cách mềm ở giữa (2 vạch vàng mềm) thì vẫn chỉ được xác định là: Đường hai chiều: đường một chiều có một làn xe cơ giới và tốc độ chạy là 50km/h.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Mức phạt khi ô tô chạy quá tốc độ cho phép trong khu vực đông dân cư;
– Đối vơi xe máy: Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì khi ô tô chạy quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức như sau:
Phương tiện |
Tốc độ vượt quá |
Mức phạt |
Xe máy |
Từ 05 – dưới 10 km/h |
300.000 – 400.000 đồng (Điểm k khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Từ 10 – 20 km/h |
800.000 – 01 triệu đồng (Điểm g khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
|
Từ trên 20 km/h |
04 – 05 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm a khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
– Đối với ô tô: Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì khi ô tô chạy quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức như sau:
Ô tô |
Từ 05 – dưới 10 km/h |
800.000 – 01 triệu đồng (Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Từ 10 – 20 km/h |
04 – 06 triệu đồng Tước giấy phép lái xe 01 – 03 tháng (Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
|
Từ trên 20 – 35 km/h |
06 – 08 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm a khoản 6, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
|
Từ trên 35 km/h |
10 – 12 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết về:
- Quy định về độ tuổi, điều kiện sức khỏe khi thi bằng lái xe
- Điều kiện sức khỏe, chiều cao, cân nặng để thi bằng lái xe hạng B1
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về Tốc độ cho phép chạy của ô tô trong khu vực đông dân cư, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Quy định của pháp luật về mức phạt lỗi đón và trả khách trên đường cao tốc
- Quá thời hạn tạm giữ bằng lái xe thì có dùng biên bản để chạy xe được không?
- Sử dụng giấy hẹn cấp lại giấy phép lái xe để điều khiển xe
- Mức phạt lỗi điều khiển ô tô đi sai làn đường năm 2023
- Mức phạt lỗi điều khiển xe máy điện không đội mũ bảo hiểm năm 2023