Từ chối việc cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con
Xin cho tôi hỏi về vấn đề: Từ chối việc cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con. Tôi và chồng chuẩn bị ly hôn, các vấn đề khác đều đã thỏa thuận được với nhau. Riêng việc cấp dưỡng cho con, tôi có đầy đủ điều kiện để có thể nuôi con một mình, không muốn có liên hệ gì với anh nữa nên không cần anh phải cấp dưỡng (vì anh cũng sắp có gia đình mới và con riêng). Nhưng tôi nghe nói cấp duỡng là nghĩa vụ bắt buộc, vậy, nếu tôi là người trực tiếp nuôi dưỡng con nhưng đồng ý không cần chồng cấp dưỡng cho con thì có được không?
Bài viết liên quan:
- Ly hôn khi không đăng ký kết hôn
- Có được rút đơn đồng thuận ly hôn khi hòa giải không thành?
- Hỏi về thủ tục ly hôn đồng thuận
Tư vấn hôn nhân và gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại 82 Luật hôn nhân và gia đình, cha, mẹ sau khi ly hôn có các quyền, nghĩa vụ như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.“
Như vậy, hai bạn khi ly hôn có thể thỏa thuận về người nuôi dưỡng con, người không trực tiếp nuôi dưỡng con thì có nghĩa vụ cấp duỡng cho con. Mức cấp dưỡng có thể do sự thỏa thuận của 2 bên, nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ quyết định.
Hướng dẫn về việc cấp dưỡng cho con, Mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định như sau:
“...người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.“
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Tại thời điểm hiện tại, chưa có hướng dẫn mới về vấn đề này, do đó, vẫn tiếp tục áp dụng theo như hướng dẫn tại nghị quyết trên đây.
Theo đó
Nếu bạn là người trực tiếp nuôi con, bạn không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và khi xét thấy bạn có đủ khả năng nuôi dưỡng con để đảm bảo các quyền lợi phát triển của con bạn thì Tòa án vẫn tôn trọng thỏa thuận, quyết định của 2 người.
Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc về từ chối việc cấp dưỡng, xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tiền thu được từ việc bán hoa màu trên đất có phải tài sản chung của vợ chồng?
- Nhà xây dựng lại trên đất là tài sản riêng của chồng được thừa kế
- Đăng ký khai sinh cho con theo họ cha khi chưa đăng ký kết hôn
- Thủ tục nhận con nuôi là con riêng của chồng
- Không thống nhất được việc nuôi con có là ly hôn đồng thuận