Xử phạt khi điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe
Xử phạt khi điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe. Cho tôi hỏi tôi có bằng lái xe ô tô nhưng bị mất cách đây 03 ngày. Hôm nay tôi có điều khiển xe ô tô đi công việc thì bị cảnh sát giao thông bắt và ghi trong biên bản không có giấy phép lái xe. Vậy với lỗi này tôi bị phạt thế nào
- Điều khiển xe ô tô không thắt dây an toàn và không có giấy phép lái xe
- Xử phạt lỗi đi xe ô tô ngược chiều và không có giấy phép lái xe
- Xử phạt ô tô dừng xe tại nơi có biển cấm dừng và không có giấy phép lái xe
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề: Điều khiển xe ô tô không có giấy phép lái xe, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ điểm b khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”
Bên cạnh đó căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;”
Như vậy, với lỗi không có giấy phép lái xe bạn bị xử phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Với trường hợp bị mất giấy phép lái xe:
Căn cứ khoản 2 điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:
“2. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
d) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài)”
Tổng đài tư vấn trực tuyến Giao thông đường bộ 24/7: 1900.6172
Theo đó, trường hợp bạn bị mất bằng lái xe thì bạn có thể chuẩn bị các giấy tờ như trên nộp cho Sở giao thông vận tải để đề nghị cấp lại giấy phép lái xe đã mất.
Trên đây là toàn bộ giải đáp về vấn đề điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe của bạn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết:
Quy định pháp luật về chi phí thi sát hạch và cấp lại giấy phép lái xe
Bị mất hồ sơ gốc có được cấp lại Giấy phép lái xe không?
Mọi thắc mắc liên quan đến điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Hình thức nộp phạt và lấy lại giấy phép tại địa phương nơi cư trú
- Đi xe máy điện có cần bằng lái xe hay không?
- Chủ phương tiện cần trang bị bình chữa cháy cho xe ô tô 4 chỗ không?
- Quy định pháp luật về các trường hợp bị tạm giữ phương tiện
- Xử phạt xe có phù hiệu nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp