Xử phạt lỗi điều khiển xe máy lắp thêm đèn trợ sáng nhưng không bật
Cho em hỏi em điều khiển xe máy lắp thêm đèn trợ sáng nhưng không bật thì có bị CSGT phạt không ạ? Trường hợp em mới 17 tuổi mà điều khiển xe máy của bố thì bị phạt thế nào ạ?
- Có được lắp đèn trợ sáng cho xe máy khi đèn không đủ sáng không?
- Lắp thêm đèn trợ sáng cho xe máy có vi phạm luật giao thông không?
Dịch vụ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề xử phạt lỗi điều khiển xe máy lắp thêm đèn trợ sáng nhưng không bật
Căn cứ Khoản 13 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, thì không được lắp thêm đèn trợ sáng.
Bên cạnh đó, điểm e khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định
“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;”
Như vậy, người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Bạn gắn thêm đèn trợ sáng cho xe máy, tức là đèn đó không đúng tiêu chuẩn thiết kế. Vì vậy chỉ cần bạn có hành vi lắp đèn không đúng tiêu chuẩn thiết kế thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Tuy nhiên theo Khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì “Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;”
Theo đó, bạn mới 17 tuổi nên mức phạt lỗi lắp thêm đèn trợ sáng của bạn giảm xuống một nửa còn từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
Thứ hai, về mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe khi chưa đủ tuổi
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;”
Đồng thời, Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ_CP
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;”
Như vậy, theo quy định này thì bạn 17 tuổi điều khiển xe máy thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Đồng thời bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.
Thứ ba, mức xử phạt đối với lỗi giao xe cho người không đủ tuổi điều khiển
Căn cứ điểm đ, khoản 5 Điều Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ quy định như sau:
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng.”
Dẫn chiếu đến Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008
“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1.Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này vàcó giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.”
Như vậy với trường hợp của bạn, bố mẹ bạn giao xe cho bạn chưa đủ tuổi điều khiển sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
–>Chưa đủ tuổi điều khiển xe máy thì bị xử phạt như thế nào?