Tôi ký hợp đồng với người giúp việc gia đình với cô H. Sau khi làm được 5 tháng tôi phát hiện cô H lấy trộm tiền trong tủ gia đình tôi. Trường hợp này chấm dứt hợp đồng có phải báo trước như hợp đồng lao động thông thường không?
Bài viết liên quan:
- Có phải đóng bảo hiểm cho người giúp việc gia đình không?
- Hình thức của hợp đồng lao động và thời gian thử việc đối với lao động giúp việc gia đình
- Giúp việc gia đình có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn; chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Nghị định 27/2014/NĐ-CP thì những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải báo trước bao gồm:
“Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động có hành vi trộm cắp, đánh bạc, cố ý gây thương tích cho thành viên trong hộ gia đình hoặc người lao động khác làm cùng, sử dụng các chất gây nghiện, mại dâm;
b) Người lao động có hành vi ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, cưỡng bức, dùng vũ lực đối với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.”
Theo quy định trên, khi người lao động giúp việc gia đình có hành vi ăn cắp thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần phải báo trước. Do đó, bạn có thể chấm dứt hợp đồng với cô H luôn mà không cần có nghĩa vụ thông báo trước.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172
Thêm vào đó, căn cứ tại Điều 11 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH quy định:
“1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động thông báo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc chấm dứt hợp đồng lao động với lao động giúp việc gia đình.
2. Văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.”
Như vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giúp việc gia đình, bạn có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi cô H đang làm việc về việc chấm dứt hợp đồng lao động với lao động giúp việc gia đình. Việc chấm dứt như vậy được coi là hợp pháp.
Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm một vài thông tin liên quan qua bài: Có phải đóng bảo hiểm cho người giúp việc gia đình không?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Giao kết HĐLĐ năm 2023 không có nội dung đóng BHXH có bị phạt?
- Hợp đồng lao động khi ký kết được lập thành mấy bản?
- Lao động nữ đang nuôi con 2 tuổi thì có được làm thêm giờ?
- Xác định hành vi được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc
- Người lao động nghỉ không lương dài ngày có được tính phép năm không?