Sau khi về hưu có được giải quyết chế độ tai nạn lao động hay không?
Xin chào Tổng đài tư vấn! Trước đó tôi có bị tai nạn lao động nhưng chưa hưởng chế độ thì sau khi về hưu có được giải quyết nữa hay không? Tôi cần chuẩn bị giấy tờ gì? Xin cảm ơn và mong sớm được giải đáp!
- Công ty không nộp hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động
- Tai nạn trong giờ nghỉ giải lao có được chế độ tai nạn lao động không?
- Lập biên bản điều tra tai nạn lao động khi không có sơ đồ hiện trường
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi sau khi về hưu có được giải quyết chế độ tai nạn lao động; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về chế độ tai nạn lao động với người đã về hưu
Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Thông tư 26/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 11. Một số trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động và giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp cá biệt
1. Đối với trường hợp người lao động sau khi về hưu mới đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động thì người sử dụng lao động nơi người bị tai nạn lao động lập thủ tục hồ sơ theo quy định chuyển cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi chi trả lương hưu và trong trường hợp này hồ sơ không gồm sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp đơn vị đang làm thủ tục giải thể thì Hội đồng giải thể có trách nhiệm lập thủ tục hồ sơ; nếu đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp chịu trách nhiệm lập thủ tục hồ sơ”.
Như vậy, sau khi về hưu thì bạn vẫn có thể đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động. Bạn cần đề nghị người sử dụng lao động nơi bạn bị tai nạn lao động lập thủ tục hồ sơ theo quy định chuyển cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi chi trả lương hưu. Nếu đơn vị đang làm thủ tục giải thể thì Hội đồng giải thể có trách nhiệm lập thủ tục hồ sơ. Trường hợp đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp chịu trách nhiệm lập thủ tục hồ sơ.
Thứ hai, về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động sau khi về hưu
Căn cứ Điều 14 Quyết định 636/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 14. Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ
1. Sổ BHXH.
2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ do người sử dụng lao động lập theo mẫu số 05-HSB (bản chính).
3. Biên bản Điều tra TNLĐ theo quy định.
4. Giấy ra viện sau khi đã Điều trị thương tật TNLĐ ổn định đối với trường hợp Điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, Điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp Điều trị ngoại trú.
5. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).
6. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
6.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.
6.2. Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan Điều tra hình sự quân đội”.
Công văn 3647/BHXH-CSXH hướng dẫn cụ thể vấn đề này như sau:
“1. Về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN với người bị TNLĐ, BNN điều trị xong, ra viện từ ngày 01/7/2016 trở đi:
– Đối với hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, bỏ thành phần hồ sơ quy định tại Khoản 3, Khoản 6 Điều 14 Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam;
– Đối với văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN (Mẫu số 05-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-BHXH), ghi bổ sung vào cuối Điểm 1 của văn bản nội dung như sau:
+ Đối với trường hợp hưởng chế độ TNLĐ: Biên bản điều tra TNLĐ số … ngày … tháng … năm … của Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở (nếu do Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở thực hiện) hoặc cấp tỉnh (nếu do Đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh thực hiện) hoặc cấp Trung ương (nếu do Đoàn điều tra TNLĐ cấp Trung ương thực hiện); trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì ghi thêm nội dung: (biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn lập ngày … tháng … năm … của …);”
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Theo đó, trường hợp bạn đã về hưu thì hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động của bạn bao gồm:
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ do người sử dụng lao động lập theo mẫu số 05-HSB (bản chính).
Lưu ý:
Cần ghi bổ sung vào cuối Điểm 1 của văn bản này nội dung như sau:
Biên bản điều tra TNLĐ số … ngày … tháng … năm … của Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở (nếu do Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở thực hiện) hoặc cấp tỉnh (nếu do Đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh thực hiện) hoặc cấp Trung ương (nếu do Đoàn điều tra TNLĐ cấp Trung ương thực hiện); trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì ghi thêm nội dung: (biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn lập ngày … tháng … năm … của …);
– Giấy ra viện sau khi đã Điều trị thương tật TNLĐ ổn định đối với trường hợp Điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, Điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp Điều trị ngoại trú.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Thời hạn điều tra tai nạn lao động theo hiện hành là bao lâu?
Hồ sơ giám định lại tái phát tổn thương do tai nạn lao động
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Người lao động sau thời gian học nghề có phải ký hợp đồng thử việc?
- Công ty không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu
- Có được thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ mang thai tháng thứ 4?
- Xác định thời gian làm việc để tính ngày nghỉ phép năm từ 01/02/2021
- Nội dung bắt buộc phải có trong HĐLĐ với người chưa đủ 15 tuổi