Chào anh, chị bên tổng đài tư vấn. Tôi có một thắc mắc như sau: Vừa qua tôi có đọc nội quy công ty có quy định một số công việc không được sử dụng lao động nữ, tôi muốn biết quy định cụ thể những công việc nào không được sử dụng lao động nữ để làm. Xin cảm ơn.
- Quy định pháp luật về lao động nữ khi nuôi con dưới 1 tuổi
- Tiền lương khi làm thêm giờ vào ban đêm
- Quy định về sử dụng lao động làm thêm giờ
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo Điều 160 Bộ Luật lao động 2012 quy định những công việc sau không được sử dụng lao động nữ, bao gồm:
+) Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
+) Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước.
+) Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.
Những công việc này được quy định cụ thể tại Khoản Điều 3 Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 3 : Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Không được sử dụng lao động nữ làm các công việc theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư này.”
Theo đó, Phụ Lục Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH đã quy định chi tiết những công việc cụ thể không được sử dụng lao động nữ. Gồm 77 công việc, trong đó:
+) Các công việc quy định tại Khoản 1 Điều 60 gồm 35 công việc như: Trực tiếp nấu chảy và rót kim loại nóng chảy ở các lò; Lò điện hồ quang từ 0,5 tấn trở lên; Lò quy bilo (luyện gang); Lò bằng (luyện thép); Lò cao; Cán kim loại nóng (trừ kim loại màu); Trực tiếp luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thiếc, thủy ngân, kẽm, bạc); Đốt lò luyện cốc…..
+) Các công việc không được sử dụng lao động nữ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 160 Bộ luật lao động 2012 cụ thể như sau:
- Đổ bê tông dưới nước; thợ lặn.
- Nạo vét cống ngầm (trừ nạo vét tự động, bằng máy); công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước bẩn hôi thối (từ 04 giờ trong một ngày trở lên, trên 3 ngày trong 1 tuần).
- Đào lò; đào lò giếng; các công việc trong hầm mỏ (trừ dịch vụ y tế – xã hội và các công việc đột xuất theo yêu cầu quản lý điều hành, nhưng phải tuân thủ theo đúng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về an toàn và các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đối với lao động làm việc trong hầm mỏ).
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Ngoài ra, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng quy định 39 công việc không được sử dụng lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi gồm: Các công việc ở môi trường bị ô nhiễm bởi điện từ trường vượt mức quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép (như công việc ở các đài phát sóng tần số radiô, đài phát thanh, phát hình và trạm vệ tinh viễn thông); trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt mối mọt, diệt chuột, trừ muỗi có chứa Clo hữu cơ và một số hóa chất có khả năng gây biến đổi gen và ung thư. Làm việc ở lò lên men thuốc lá, thuốc lào, lò sấy điếu thuốc lá; Phá dỡ khuôn đúc; Mang vác nặng trên 20 kg; Công việc phải ngâm mình dưới nước bẩn, dễ bị nhiễm trùng; Công việc có tư thế làm việc gò bó, trong không gian chật hẹp có khi phải nằm, cúi, khom… cũng là những công việc không được sử dụng lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.áp dụng cho lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết sau:
Chế độ bảo hiểm khi lao động nữ mang thai nghỉ việc
Nuôi con dưới 12 tháng tuổi lao động nữ được hưởng quyền lợi gì?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có được sử dụng lao động dưới 15 tuổi làm công việc gói kẹo dừa
- Trường hợp nào NSDLĐ được kéo dài thời hạn thanh toán quyền lợi cho NLĐ?
- Tiền lương làm thêm giờ khi làm công việc đặc biệt độc hại
- Thời gian điều trị tai nạn lao động có được tính để hưởng trợ cấp thôi việc
- Thời hạn điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng