Nội dung câu hỏi:
Xe công ty tôi 16 chỗ ngồi, trong đăng kiểm ghi là “ô tô khách”. Tuy nhiên, xe chỉ sử dụng để chở nhân viên của công ty. Vậy cho tôi hỏi đoạn đường cấm ô tô khách thì tôi có được đi vào không? Nếu đi vào thì mức phạt khi xe ô tô khách đi vào đường cấm thế nào? Trường hợp tôi không ký vào biên bản thì có bị phạt gì không? Có đi nộp phạt được không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi về mức phạt khi xe ô tô khách đi vào đường cấm, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thế nào là ô tô khách?
Theo quy định tại Điều 3, Quy chuẩn 41:2019/BGTVT xác định:
” Ô tô khách (hay còn gọi là xe khách) là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để chở người với số lượng lớn hợn 9 người”
Như vậy, nếu trong đăng kiểm của xe bạn ghi là xe “ô tô khách” thì xe của bạn được xác định là ô tô khách.
Đường cấm ô tô khách thì xe chở nhân viên có đi vào được không?
Bên cạnh đó, cũng tại Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định về biển cấm xe ô tô khách tại B.7a như sau:
B.7a “Biển số P.107a “Cấm xe ô tô khách”
a) Để báo đường cấm ô tô chở khách đi qua trừ các xe ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.107a “Cấm xe ô tô khách”. Biển này không cấm xe buýt.
b) Trường hợp cấm xe khách theo số chỗ ngồi thì sử dụng biển phụ ghi số chỗ ngồi đối với các xe cần cấm hoặc ghi số chỗ ngồi vào biểu tượng xe bằng chữ trắng.
Hình B.7a – Biển số P.107a
Theo đó, trừ xe buýt và các xe ưu tiên theo quy định được đi vào đoạn đường gắn biển “cấm xe ô tô khách” thì xe của bạn được xác định là ô tô khách thì không được đi vào đường nơi có biển báo “cấm xe ô tô khách”. Nếu đi vào đoạn đường này thì bạn đã vi phạm pháp luật.
-->Mức phạt với lỗi điều khiển xe đi vào đường cấm là bao nhiêu?
Mức phạt đối với lỗi điều khiển xe đi vào đường cấm
Căn cứ vào Điểm b, Khoản 3, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, với lỗi vi phạm đi vào đường cấm xe ô tô khách; thì bạn sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 tháng đến 3 tháng hoặc bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng nếu bạn đi vào đường cấm và gây tai nạn giao thông.
Về việc xử phạt khi không chịu ký vào biên bản
Căn cứ tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản. Phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản. Trường hợp biên bản gồm nhiều tờ. Thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01bản”
Bạn vi phạm mà không chịu ký vào biên bản thì bạn vẫn sẽ bị tiến hành xử phạt. Trường hợp này, phía cảnh sát có thể yêu cầu đại diện chính quyền; hoặc hai người chứng kiến ký vào biên bản. Đồng thời, bên phía cảnh sát phải ghi rõ vào biên bản lý do bạn từ chối ký vào biên bản.
Ngoài ra, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có quy định nào về việc cố ý không chịu ký vào biên bản xử phạt sẽ bị xử lý thêm về lỗi khác.
-->Không chịu ký vào biên bản vi phạm giao thông thì có thể xử phạt?
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Về việc nộp phạt khi không có biên bản xử phạt
Căn cứ tại Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”
Như vậy, vì bạn không chịu ký vào biên bản nên bạn cũng không nhận được biên bản xử phạt do cảnh sát giao thông giao cho. Điều này sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho bạn trong quá trình đi nộp phạt để lấy lại giấy tờ đang bị cảnh sát tạm giữ. Tuy nhiên, khi lập biên bản xử phạt thì 1 bản sẽ được cơ quan có thẩm quyền lưu trữ nên trong trường hợp bạn không có biên bản thì vẫn có thể thực hiện nộp phạt được.
Để tiến hành nộp phạt, bạn cần làm một bản tường trình. Trong đó, nêu thông tin về bản thân; thông tin về xe; quá trình vi phạm; xử lý ở đâu; thời gian nào; lý do không ký và không lấy biên bản xử phạt. Bạn mang bản tường trình ra Công an cấp xã nơi cư trú xin xác nhận. Sau đó, bạn đem bản tường trình đã được xác nhận kèm theo các giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe đến đơn vị cảnh sát giao thông đang tạm giữ giấy tờ của bạn để làm thủ tục nộp phạt.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về mức phạt khi xe ô tô khách đi vào đường cấm; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-->Mức xử phạt khi lái xe đi vào đường cấm theo pháp luật hiện hành
- Người điều khiển xe máy vượt quá nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt 2.500.000 đồng ?
- Lỗi không chấp hành kiểm tra về chất ma túy khi CSGT yêu cầu năm 2023
- Xe máy thay đổi màu sơn có cần đổi lại giấy đăng ký và biển số xe?
- Xử phạt lỗi điều khiển xe máy lắp thêm đèn chiếu sáng ở phía sau
- Lỗi xe máy không có biển phạt như thế nào?