Không có lỗi gây ra tai nạn giao thông có phải bồi thường thiệt hại không?
Không có lỗi gây ra tai nạn giao thông có phải bồi thường thiệt hại không? Tôi đang đi xe máy cùng chiều. Tôi bấm còi xe máy xin vượt. Tôi thấy phía trước không có chướng ngại vượt. Khi đến gần xe máy phía trước, đột nhiên xe máy phía trước đánh tay lái phía bên trái va chạm với nhau. Hậu quả tôi rơi xuống phía bên trái làn đường. Người đi xe phía trước bị ngã tại chỗ. Bị bể xương vai. Người đi xe phía trước đòi bồi thường 30 triệu. Vậy, ai đúng ai sai. Đòi bồi thường tai nạn giao thông như vậy có hợp lí không?
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông
- Quy định về mức phạt lỗi để xảy ra va chạm và lỗi gây ra tai nạn giao thông
- Trường hợp lấy lại xe máy bị tạm giữ do gây tai nạn giao thông
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi không có lỗi gây ra tai nạn giao thông có phải bồi thường thiệt hại không của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về vượt xe
Căn cứ vào Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
“Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.”
Như vậy, theo quy định trên thì khi xe xin vượt phải có báo hiệu bằng còi, chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước còn xe phía trước thì phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua. Đối chiếu với trường hợp của bạn, xe phía trước đột nhiên đánh tay lái về phía bên trái, do đó, trong trường hợp này, người điều khiển xe phía trước có lỗi.
Thứ hai, về bồi thường thiệt hại
Căn cứ vào Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 584: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường; trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Bên cạnh đó, Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới,….
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, người điều khiển xe phía trước cố ý điều khiển xe sang trái gây tai nạn giao thông do vậy, bạn không phải bồi thường thiệt hại.
Trên đây là bài viết về vấn đề Không có lỗi gây ra tai nạn giao thông có phải bồi thường thiệt hại không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Gây tai nạn giao thông trong trường hợp nạn nhân có lỗi thì có bị tội gì không
Gây tai nạn giao thông nhưng CSGT không phát hiện
Mọi thắc mắc về không có lỗi gây ra tai nạn giao thông có phải bồi thường thiệt hại không; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.