Người Đức sang Việt Nam có được dùng bằng lái do bên Đức cấp không?
Người Đức sang Việt Nam có được dùng bằng lái do bên Đức cấp không? Công ty tôi có một kỹ sư người Đức, không biết anh này khi sang Việt Nam có sử dụng được bằng do bên Đức cấp để chạy xe ở Việt Nam mình được không? Tôi cảm ơn!
- Giấy phép lái xe quốc tế được sử dụng ở Việt Nam không?
- Đối tượng nào được cấp giấy phép lái xe quốc tế
- Thủ tục xin cấp giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam cho người Tiệp Khắc
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi người Đức sang Việt Nam có được dùng bằng lái do bên Đức cấp không của bạn; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về giấy phép lái xe trong Công ước viên năm 1968
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 41 Công ước Viên năm 1968 quy định như sau:
“Điều 41:Giấy phép lái xe
2. Quốc gia ký kết phải công nhận những lái xe sở hữu:
(a) Giấy phép nội địa được viết bằng ngôn ngữ chính thức hoặc một trong những ngôn ngữ chính thức của Quốc gia đang lưu thông, hoặc nếu không viết bằng ngôn ngữ như vậy thì phải đi kèm với bản dịch có chứng nhận;
(b) Giấy phép lái xe nội địa phù hợp với quy định Phụ lục 6
của công ước; và
(c) Giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với quy định Phụ lục 7 của công ước;
được lái xe hợp lệ trên lãnh thổ của mình, miễn là giấy phép đó vẫn còn hiệu lực và được cấp bởi quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị khác hoặc bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó. Tất cả quy định trên không áp dụng cho giấy phép học lái”.
Như vậy, theo quy định của Công ước viên năm 1968 các nước tham gia khi đến các nước thành viên khác được sử dụng giấy phép lái xe do nước mình cấp.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ hai, các nước tham gia Công ước viên năm 1968 và quy định của pháp luật Việt Nam về giấy phép lái xe quốc tế
Danh sách 85 nước tham gia công ước về giao thông đường bộ năm 1968 bao gồm:
Mặt khác, căn cứ vào Khoản 1 Điều 11 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 11. Sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước Viên cấp tại Việt Nam
1. Người có IDP do các nước tham gia Công ước Viên cấp khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển; phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam”.
Như vậy, Việt Nam và Đức đều là thành viên của Công ước viên năm 1968. Theo quy định của pháp luật đối chiếu với trường hợp của bạn, thì kỹ sư người Đức muốn điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông ở Việt Nam thì phải mang theo Giấy phép lái xe quốc tế (IDP) và giấy phép lái xe quốc gia do Đức cấp.
Trên đây là bài viết về vấn đề người Đức sang Việt Nam có được dùng bằng lái do bên Đức cấp không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Danh sách các quốc gia được phép sử dụng bằng lái xe quốc tế do Việt Nam cấp
Quy định về Giấy phép lái xe trong Công ước viên 1968
Mọi thắc mắc liên quan đến giao thông đường bộ; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Xe vận chuyển khách chạy tuyến 300km chở quá số người
- Xe dùng để chở hàng hóa của doanh nghiệp có phải cấp phù hiệu
- Mức lệ phí trước bạ của xe máy YAMAHA YZF-R6 là bao nhiêu?
- Xe ô tô 1.5 tấn có cần phải gắn phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình?
- Điều khiển xe sơ mi rơ moóc chở hàng khi lốp xe bị mòn có bị xử phạt?