Uỷ quyền tham gia xử lý kỷ luật sa thải người lao động
Cho em hỏi: Ủy quyền tham gia xử lý kỷ luật sa thải người lao động. Công ty tôi có lao động ăn cắp tài sản của công ty và theo nội quy thì sẽ áp dụng hình thức sa thải. Tuy nhiên, do giám đốc công ty khá bận nên không thể trực tiếp tham gia cuộc họp để xử lý được. Vậy giám đốc có quyền ủy quyền cho phó giám đốc hoặc trưởng phòng nhân sự tham gia xử lý hay không? Ký quyết định sa thải vẫn là giám đốc. Xin cảm ơn!
- Bị sa thải, người lao động có được trả lương những ngày đã làm?
- Sa thải lao động nữ đang mang thai có được không?
- Người lao động có phải hoàn trả chi phí đào tạo khi bị công ty sa thải?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn Với trường hợp về: Ủy quyền tham gia xử lý kỷ luật sa thải người lao động. Chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP:
“Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động
4. Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.”
Theo đó, người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP gồm:
+) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;
+) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Bên cạnh đó; căn cứ tại Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 12. Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động
4. Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì khi tiến hành cuộc họp xử lý luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động tiến hành triệu tập và chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.
Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Đối với các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác thì sau khi kết thúc cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, đề nghị người sử dụng lao động xem xét, ra quyết định và tổ chức thực hiện theo quyết định xử lý kỷ luật lao động được ban hành.”
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Theo đó; công ty bạn có lao động ăn cắp tài sản của công ty và theo nội quy thì sẽ áp dụng hình thức sa thải. Tuy nhiên, do giám đốc công ty khá bận nên không thể trực tiếp tham gia cuộc họp để xử lý được. Trường hợp này; giám đốc công ty bạn có thể ủy quyền bằng văn bản cho phó giám đốc hoặc trưởng phòng nhân sự tiến hành triệu tập và chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động và thẩm quyền ký quyết định sa thải vẫn là giám đốc.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Ủy quyền tham gia xử lý kỷ luật sa thải người lao động. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Cách tính thời gian làm việc để hưởng trợ cấp thôi việc
Mức chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về: Ủy quyền tham gia xử lý kỷ luật sa thải người lao động; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được giải đáp trực tiếp.
- Bị sa thải, người lao động có được trả lương những ngày đã làm?
- Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thời vụ khi thay đổi công việc
- Đang nghỉ thai sản thì bị công ty đuổi việc
- Thời gian làm thêm giờ của người lao động phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Năm 2023 người lao động có được tạm ứng lương hàng tháng không?