Ra quyết định sa thải có phải trao đổi với Ban chấp hành công đoàn?
Chào Tổng đài tư vấn! Mình làm bên công đoàn của một công ty có vấn đề sau muốn được các bạn giải đáp! Công ty tôi có 1 lao động bị xử lý kỷ luật lao động. Công ty có tổ chức cuộc họp có người lao động giám đốc và đại diện công đoàn tham dự đầy đủ. Tuy nhiên sau đó giám đốc công ty ra quyết định sa thải người này mà không trao đổi với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Xin hỏi công ty là như thế là sai rồi phải không? Tôi cảm ơn!
- Người được ủy quyền giao kết hợp đồng có thể ra quyết định sa thải?
- Ủy quyền tham gia xử lý kỷ luật sa thải người lao động
- Ai là người có thẩm quyền ký quyết định sa thải?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi ra quyết định sa thải có phải trao đổi với Ban chấp hành công đoàn; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Trước đây, Điểm a Khoản 3 Điều 11 Nghị định 41/CP hướng dẫn Bộ luật lao động năm 1994 có quy định:
“Điều 11.
3. Quyết định xử lý vi phạm kỷ luật lao động:
a) Khi xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải, người sử dụng lao động phải trao đổi; nhất trí với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí thì Ban Chấp hành công đoàn cơ sở báo cáo với Công đoàn cấp trên trực tiếp; người sử dụng lao động báo cáo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Sau 20 ngày kể từ ngày báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; người sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình”.
Tuy nhiên, hiện nay Khoản 5 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động
5. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật Lao động, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động”.
Như vậy, theo quy định trước đây thì khi xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện hành chỉ yêu cầu phải gửi quyết định xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động. Do đó:
– Nếu quyết định sa thải đã được gửi đến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thì công ty đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
– Nếu quyết định sa thải không được gửi đến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thì công ty mới bị coi là vi phạm quy định.
Tư vấn Hợp đồng lao động qua tổng đài 1900 6172
Kết luận:
Tóm lại, hiện nay quyết định sa thải chỉ cần được gửi đến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở chứ không cần trao đổi với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
Trên đây là tư vấn cho câu hỏi ra quyết định sa thải có phải trao đổi với Ban chấp hành công đoàn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có bị sa thải không?
Bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- HĐLĐ có bị vô hiệu toàn bộ khi hạn chế quyền đình công của NLĐ?
- Công ty có phải trả phụ cấp cho NLĐ khi hưởng thai sản?
- Có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ thời vụ 6 tháng với NLĐ bị tai nạn?
- Có phải báo trước khi chấm dứt HĐLĐ với người giúp việc gia đình
- Thời gian nghỉ ốm có được tính ngày phép năm 2023 không?