19006172

Người được ủy quyền giao kết hợp đồng có thể ra quyết định sa thải?

Người được ủy quyền giao kết hợp đồng có thể ra quyết định sa thải?

Chào tổng đài tư vấn, tôi có vấn đề sau muốn được giải đáp! Theo điều lệ công ty tôi thì giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Nhưng vào thời điểm năm 2016 do có chút vấn đề nên giám đốc đã ủy quyền cho tôi (phó giám đốc) giao kết hợp đồng với chị Nguyễn Thị M.L. Nay chị này trộm cắp tài sản của công ty nên công ty muốn sa thải. Nhưng tôi đang băn khoăn trường hợp này thì tôi hay giám đốc là ra quyết định sa thải chị L. Mong các bạn sớm giải đáp! Tôi cảm ơn!



Ra quyết định sa thảiTư vấn hợp đồng lao động:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về người có thẩm quyền ký quyết định sa thải; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động

4. Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách”.

Dẫn chiếu tới quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động

1. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;

c) Chủ hộ gia đình;

d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định”.

Như vậy, người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã; người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật; chủ hộ gia đình hoặc cá nhân trực tiếp sử dụng lao động. Nếu những người này không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì có thể ủy quyền cho người khác theo Mẫu số 1 ban hành kèm Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Ra quyết định sa thải

Tư vấn Hợp đồng lao động qua tổng đài 1900 6172

Khi xử lý kỷ luật lao động thì người giao kết hợp đồng lao động nêu trên cũng là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Tuy nhiên, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.

Đối chiếu quy định nêu trên với trường hợp của bạn:

Bạn cho biết, theo điều lệ công ty bạn thì giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Vào thời điểm năm 2016 do có chút vấn đề nên giám đốc đã ủy quyền cho bạn (phó giám đốc) giao kết hợp đồng với chị Nguyễn Thị M.L. Nay chị này trộm cắp tài sản của công ty nên công ty muốn sa thải.

Theo quy định trên thì giám đốc công ty bạn mới là người ra quyết định sa thải. Bạn chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.

Kết luận:

Tóm lại, người có thẩm quyền ra quyết định sa thải trong trường hợp này là giám đốc công ty của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Ủy quyền tham gia xử lý kỷ luật sa thải người lao động

Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có bị sa thải không?

Nếu còn vấn đề vướng mắc liên quan đến vấn đề sa thải; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam