Điều khiển xe máy chở quá số người quy định và chở người không đội mũ bảo hiểm
Tôi điều khiển xe máy chở vợ và hai con đi chơi. Con tôi đứa lớn 15 tuổi đứa bé 3 tuổi. Tôi không đội mũ bảo hiểm cho 2 con thì trường hợp này tôi bị xử phạt thế nào? Có bị xử phạt lỗi điều khiển xe máy chở quá số người quy định không
- Chở người không đội mũ bảo hiểm và không kính chiếu hậu
- Đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm nộp phạt tại chỗ có đúng quy định không?
- Mức phạt khi không đội mũ bảo hiểm và không mang theo bằng lái
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với vấn đề Điều khiển xe máy chở quá số người quy định và chở người không đội mũ bảo hiểm, Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, mức xử phạt đối với lỗi xe máy chở quá số người quy định
Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Luật an toàn giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.”
Theo quy định tại điểm l Khoản 2 và điểm b Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;”
Như vậy, đối với lỗi chở quá số người quy định, cụ thể theo tình huống bạn: bạn chở theo 2 con 1 bé 15 tuổi và 1 bé 2 tuổi nên không thuộc trường hợp vi phạm, vì bé thứ hai nhà bạn mới chỉ có 2 tuổi.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ hai, mức xử phạt đối với lỗi chở người không đội mũ bảo hiểm
Theo Khoản 2 Điều 30 Luật an toàn giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.”
Theo quy định trên, khi người điều khiển xe máy tham gia giao thông và có chở thêm người phía sau sẽ phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Vậy, nếu không chấp hành quy định trên sẽ bị xử phạt như sau:
Căn cứ điểm n, điểm o Khoản 3 ĐIều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
n) Không đội ”mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội ”mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
Như vậy, trong trường hợp này bạn không đội mũ bảo hiểm cho 2 con ngồi sau xe, trong đó con lớn 15 tuổi, con nhỏ 03 tuổi. Theo quy định, trẻ em từ 06 tuổi trở lên bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Do đó, con lớn của bạn không đội mũ bảo hiểm nên sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng với lỗi người không đội mũ bảo hiểm. Ngoài ra, bạn điều khiển xe chở người ngồi sau xe không đội mũ bảo hiểm nên bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 400.000 đồng.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Điều khiển xe máy chở quá số người quy định và chở người không đội mũ bảo hiểm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Giấy tờ thay thế giấy phép lái xe khi tham gia giao thông
Xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển xe máy điện
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Chở hàng vượt quá chiều dài phía sau thùng xe năm 2023
- Điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn 0,04 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt như thế nào?
- Quy định về việc ô tô vận tải có trọng lượng từ trên 1,25 tấn hoạt động trong khu vực hạn chế
- Quy định về gắn phù hiệu đối với xe ô tô vận tải người nội bộ
- Phân biệt hai biển báo cấm vượt P.125 và P.126