Tiền lương trong thời gian tạm ngừng việc
Xin chào. Em là Thủy. Em làm công nhân cho 1 công ty do người Trung Quốc làm chủ. Thời gian công tác của em là 7 năm và em tham gia BHXH được 6 năm. Trong thời gian này em lập gia đình và sinh 2 con (2 lần) và sinh mổ. Ngày 28/1 em nghỉ làm và ngày 29/7/2023 em sinh cháu. Sau thời gian em nghỉ em quay lại với công việc của mình (em làm trong phòng mẫu). Nhưng công ty nói bây giờ trong phòng em không có việc. Nên điều chuyển em ra xưởng sản xuất làm. Nhưng vì xưởng sản xuất tạm thời chưa có việc nên em cứ ở nhà chờ. Vậy trong thời gian chờ việc này. Theo luật thì công ty có phải chi trả lương và đóng BHXH cho em không ạ.
(bình thường lúc công ty không có việc cũng cho anh em công nhân chia ca nghỉ và hưởng 50% lương /ngày nghỉ ạ).
- Phạt khi không thông báo việc tạm ngừng kinh doanh
- Ngừng việc do sự cố về điện có được hưởng lương không?
- Tiền lương trong thời gian ngừng việc
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc điều chuyển người lao động sang làm công việc khác với công việc trong hợp đồng
Căn cứ Điều 29 Bộ Luật lao động 2019 quy định về các trường hợp được chuyển người lao động đi làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì:
“Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì do phòng mẫu không có việc làm nên công ty điều chuyển bạn sang xưởng sản xuất nên việc chuyển công việc này là đúng quy định của pháp luật và bạn phải tuân theo. Tuy nhiên, thời gian làm công việc mới không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm. Nếu vượt quá 60 ngày đó thì cần phải được sự đồng ý của bạn.
Thứ hai, về tiền lương trong thời gian bạn tạm ngừng công việc
Như thông tin bạn cung cấp, công ty điều chuyển bạn từ phòng mẫu sang xưởng sản xuất vì phòng mẫu không có việc. Tuy nhiên, xưởng sản xuất cũng không có việc làm nên bạn ở nhà chờ có việc. Nếu tiền lương của công việc tại xưởng sản xuất thấp hơn tiền lương công việc ở phòng mẫu thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc tai xưởng sản xuất ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc ở phòng mẫu nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Do đó, căn cứ Điều 99 Bộ luật lao động 2019 quy định về tiền lương khi tạm ngừng công việc như sau:
Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
– Nếu do lỗi của công ty, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
– Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
– Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, theo quy định trên, bạn nghỉ việc là do xưởng sản xuất không có việc nên trong thời gian ngừng việc bạn vẫn được nhận đủ lương. Tiền lương làm căn cứ để trả trong thời gian ngừng việc là tiền lương ghi trong hợp đồng. Do đó, bạn có thể khiếu nại bên công để để đảm bảo quyền lợi của mình.
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nội quy lao động của doanh nghiệp quy định những nội dung gì?
- NLĐ không làm liên tục 8 giờ thì có được sắp xếp đợt nghỉ ngắn không?
- Có cần công bố công khai thang bảng lương tại nơi làm việc không?
- Trách nhiệm chi trả tiền lương cho NLĐ thuê lại năm 2023
- Cách tính tiền lương hàng tháng và ngày công cho người lao động