Sau khi ly hôn thì có Bản án hay Quyết định của Tòa Án không
Chào anh chị, em đang muốn làm thủ tục ly hôn với chồng để sau này có đi bước nữa thì không vướng bận gì cả vì chúng em chưa có con chung hay tài sản chung gì cả. Vậy khi ly hôn ra Tòa án thì có Quyết định hau chứng nhận gì cho mình đã ly hôn không ạ?
- Thuận tình ly hôn có phải hòa giải không?
- Rút đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được không?
- Thủ tục thuận tình ly hôn khi vợ chồng không cùng nơi cư trú
Tư vấn Hôn nhân và Gia đình:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Các bên có thể lựa chọn ly hôn theo một trong hai cách thức sau:
– Ly hôn thuận tình:
Tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Khi các bên tự nguyện và tự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề ly hôn và có đơn đề nghị Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn của vợ chồng theo Điều 396 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án mở phiên hòa giải đoàn tụ cho hai bên. Nếu hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
– Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
– Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
Như vậy, khi thuận tình ly hôn thì Tòa án sẽ ra Quyết định để công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của Đương sư. Quyết định này sẽ có hiệu lực thi hành luôn và không bị kháng cáo, kháng nghị.
– Ly hôn đơn phương:
Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Khi một trong hai bên có yêu cầu về việc ly hôn, Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ thụ lý và thực hiện các thủ tục tố tụng cần thiết. Sau những lần hòa giải để 2 bên đoàn tụ theo Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mà không thành thì Tòa án sẽ ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa. Sau khi phiên tòa được mở để xem xét việc ly hôn và giải quyết các vấn đề khi ly hôn, Tòa án sẽ phải ra Bản án để giải quyết vụ án. Sau 15 ngày kể từ tuyên án, nếu bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực thi hành.
Như vậy, khi ly hôn đơn phương theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng thì Tòa án sẽ ra Bản án để giải quyết vụ án ly hôn chứ không ra Quyết định như trường hợp thuận tình ly hôn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc về: Bản án hay Quyết định của Tòa Án vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.