Điều kiện phát hành chứng khoán
Xin cho tôi hỏi về vấn đề: Điều kiện phát hành chứng khoán. Theo Khoản 1 Điều 6 Luật chứng khoán năm 2013, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.
Bài viết liên quan:
- Thủ tục chuyển địa điểm đăng ký kinh doanh
- Cho thuê nhà cần đóng những loại thuế nào?
- Các khoản thu nhập được miễn thuế Thu nhập doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về điều kiện phát hành chứng khoán, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.
Vì chứng khoán cũng là một loại tài sản cho nên chứng khoán có giá và có thể dễ dàng mua đi bán lại chúng được. Một doanh nghiệp hay một tổ chức khi phát hành chứng khoán là doanh nghiệp, tổ chức đó muốn thu hút thêm vốn cho doanh nghiệp, tổ chức mình để có thể tăng nguồn lực hoạt động.
Khi cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động mua chứng khoán là chủ thể đó thực hiện hoạt động đầu tư, góp vốn với mong muốn tìm kiếm lợi nhuận. Người đầu tư có thể lựa chọn rất nhiều các loại chứng khoán khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh.
Trong các loại hình doanh nghiệp quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không có quyền phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào. Sở dĩ phát luật không cho phép doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh được phát hành chứng khoán bởi vì hai loại hình doanh nghiệp này thường có sự hạn chế về vốn điều lệ, quy mô hoạt động, số lượng thành viên. Hơn nữa chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh là những cá nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động của công ty.
Nói một cách khác, giữa tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh với doanh nghiệp không có sự phân định rõ ràng cho nên nếu doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phát hành chứng khoán thì không phân định được tỉ lệ gánh chịu rủi ro giữa chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh với những nhà đầu tư chứng khoán.
Mặt khác, giữa các thành viên trong công ty hợp danh có một mối quan hệ thân thiết nhất định. Việc trở thành thành viên công ty hợp danh phải được sự đồng ý của tất cả thành viên cho nên nếu công ty phát hành chứng khoán thì việc mua đi bán lại chứng khoán sẽ bị hạn chế.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172
Như vậy
Việc pháp luật không cho phép doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh được phát hành chứng khoán xuất phát từ việc đây thường là loại hình doanh nghiệp nhỏ về quy mô hoạt động và vốn cũng như không phân định rõ ràng giữa vốn của chủ sở hữu và vốn của công ty. Điều này xuất phát từ tính chất của công ty là công ty đối nhân, hợp tác nội bộ dựa trên mối quan hệ gần gũi thân thiết giữa các thành viên.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Điều kiện phát hành chứng khoán.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Chủ doanh nghiệp tư nhân có được làm giám đốc công ty TNHH?
Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký doanh nghiệp
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.