Bị tạm giữ giấy tờ xe mà không lập biên bản có trái luật không?
Bị tạm giữ giấy tờ xe mà không lập biên bản có trái luật không? Ngày hôm nay tôi đi xe có mang mũ nhưng không đội nên đã bị tạm giữ lại. Các chú công an yêu cầu xuất trình giấy tờ. Họ đòi tiền phạt khá cao nên tôi chỉ đưa giấy tờ chứ không đưa tiền. Hiện tại họ hẹn tôi ngày mai đến trụ sở phường để giải quyết và lấy giấy tờ về.
Nhưng họ giữ giấy tờ của tôi mà không lập biên bản hay xuất trình bất cứ biên bản quyết định nào có liên quan đến xử phạt hay vi phạm mà cứ thế cầm của tôi đi thì có trái pháp luật không ạ? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Bị tạm giữ xe mà không lập biên bản có trái luật?
- Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện mà không lập biên bản
- Cảnh sát giao thông không lập biên bản mà tạm giữ giấy phép lái xe
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn về Bị tạm giữ giấy tờ xe mà không lập biên bản có trái luật không; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2016/TT-BCA như sau:
“Điều 15. Xử lý vi phạm
1. Khi phát hiện có hành vi vi phạm, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát phải quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính xong, cán bộ tuần tra, kiểm soát gửi biên bản cho người vi phạm và thông báo các hành vi vi phạm cho những người trên phương tiện biết để chấp hành việc giám sát. Đối với những phương tiện chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải trực tiếp lên khoang chở khách để thông báo. Trường hợp không phát hiện vi phạm cũng phải thông báo và nói lời: “Cảm ơn ông (bà, anh, chị,…) đã giúp đỡ lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ”.
3. Đối với vi phạm thuộc trường hợp không phải lập biên bản vi phạm hành chính hoặc thuộc thẩm quyền của mình mà không cần phải điều tra xác minh thì có thể ra quyết định xử phạt tại chỗ hoặc ngay trong thời gian thực hiện ca tuần tra, kiểm soát. Đối với những trường hợp khác thì phải củng cố hồ sơ vi phạm chuyển đến cấp có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt.”
Bên cạnh đó căn cứ vào khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”
Như vậy theo quy định trên thì về nguyên tắc khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính; trừ trường hợp không phải lập biên bản đối với xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức nhưng người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Thứ hai, quy định về tạm giữ giấy tờ xe
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ, đường sắt.
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”
Theo quy định trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ giấy tờ liên quan đến người điều khiển phương tiện để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt.
Như vậy theo các quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn đi xe có mang mũ nhưng không đội nên đã bị tạm giữ lại. Hiện tại công an hẹn bạn ngày mai đến trụ sở phường để giải quyết và lấy giấy tờ về. Nhưng bạn bị tạm giữ giấy tờ xe mà không lập biên bản hay xuất trình bất cứ biên bản quyết định nào có liên quan đến xử phạt hay vi phạm mà cứ thế cầm của bạn đi là trái quy định.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ ba, về căn cứ giải quyết:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 7 Luật khiếu nại năm 2011 thì:
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Như vậy đối với trường hợp của bạn, khi bị tạm giữ giấy tờ xe mà không lập biên bản là trái quy định; xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì bạn có thể khiếu nại đến cơ quan có người có hành vi hành chính đó để yêu cầu giải quyết.
Kết luận:
Đối với trường hợp bị tạm giữ giấy tờ xe mà không lập biên bản và không thuộc các trường hợp ngoại lệ theo quy định là trường hợp vi phạm pháp luật.
Trên đây là bài viết về vấn đề Bị tạm giữ giấy tờ xe mà không lập biên bản có trái luật không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Cảnh sát tạm giữ bằng lái nhưng không lập biên bản xử phạt có trái luật?
Những trường hợp xử phạt vi phạm giao thông không lập biên bản
Mọi thắc mắc liên quan đến Bị tạm giữ giấy tờ xe mà không lập biên bản có trái luật không, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải do bị mất như thế nào?
- Xe khách chạy tuyến cố định có phải trang bị bình chữa cháy?
- Công ty bị phạt khi lái xe chở người không có tên trong danh sách hành khách
- Đăng kiểm lại khi Giấy chứng nhận kiểm định hết hạn
- Quy định về thi bằng lái xe hạng C và các loại xe được phép lái