Nội dung câu hỏi:
Tôi chưa có bằng lái xe ô tô. Vậy tôi có được đứng tên trên giấy đăng ký xe ô tô không ạ?
- Thủ tục và mức phí cấp lại đăng ký xe ô tô bị mất như thế nào?
- Thủ tục cấp lại giấy đăng ký xe ô tô bị mất
- Có cần đăng ký sang tên xe ô tô khi được tặng cho xe không?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn Về vấn đề: đứng tên trên giấy đăng ký xe ô tô khi chưa có bằng lái, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Chưa có bằng lái xe có đứng tên xe trên Giấy đăng ký xe ô tô không?
Giấy phép lái xe là một loại giấy tờ nhằm công nhận một cá nhân có đủ điều kiện để điều khiển phương tiện tham gia giao thông hay không. Nếu cá nhân đó đủ điều kiện thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển. Còn việc đứng tên trên Đăng ký xe là việc công nhận quyền sở hữu theo Bộ luật dân sự. Do đó, để làm đăng ký xe thì phải thực hiện ở cơ quan công an. Tuy nhiên thủ tục này lại không hề yêu cầu chủ phương tiện phải có bằng lái xe. Vì vậy, người chưa có bằng lái xe hoàn toàn có thể đăng ký đứng tên xe như bao người khác.
Theo các quy định tại Điều 8, 10, 14 Thông tư 24/2023/TT-BCA, khi đi đăng ký xe, chủ phương tiện cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
* Trường hợp đăng ký xe mới mua:
Hồ sơ gồm:
– Giấy tờ của chủ xe: Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công hoặc xuất trình căn cước công dân, hộ chiếu.
* Trường hợp đăng ký xe cũ:
Hồ sơ gồm:
– Giấy khai đăng ký xe;
– Giấy tờ của chủ xe: Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công hoặc xuất trình căn cước công dân, hộ chiếu.
– Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe;
– Chứng từ lệ phí trước bạ;
– Chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.
Như vậy, hồ sơ đăng ký xe không yêu cầu phải có bằng lái xe nên dù không có bằng lái xe, bất kì ai là chủ sở hữu cũng có thể đứng tên trên giấy đăng ký xe.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên trên Đăng ký xe ô tô;
Căn cứ tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) quy định như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc đăng ký xe
9. Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên thì được đăng ký xe. Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đăng ký xe thì phải được cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và ghi nội dung “đồng ý”, ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy khai đăng ký xe.”
Theo quy định trên, người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc đối tượng được đăng ký xe. Tuy nhiên, đối tượng từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi khi làm thủ tục đứng tên trên đăng ký xe thì cần phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Khi làm thủ tục, trong giấy khai đăng ký xe phải có nội dung đồng ý của cha mẹ hoặc người giam hộ, đồng thời ký và ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy đăng ký xe.
Như vậy, trước ngày 15/08/2023 thì văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông không ghi nhận nội dung này mà được điều chỉnh chung tại khoản 3 Điều 21 Bộ luật dân sự. Do đó, đến ngày 15/08/2023 khi Thông tư 24/2023/TT-BCA có hiệu lực thi hành mới được ghi nhận chi tiết về nội dung này.
Cần lưu ý: việc được đứng tên trên đăng ký xe không có nghĩa là được điều khiển phương tiện đang đứng tên. Do đó, điều kiện về độ tuổi để được điều khiển các phương tiện giao thông theo Khoản 1 Điều 60 Luật an toàn giao thông đường bộ năm 2008 như sau:
– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
– Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
– Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
– Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn đề có được đứng tên trên giấy đăng ký xe ô tô khi chưa có bằng lái không. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
- Có cần đăng ký sang tên xe ô tô khi được tặng cho xe không?
- Có bằng lái xe ô tô nhưng đã hết hạn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Mức xử phạt đối với ô tô 5 chỗ chở quá số người quy định
- Ô tô chạy quá tốc độ quy định bị phạt như thế nào?
- Không có biển báo phân chia làn đường có bị xử phạt lỗi đi sai làn đường không?
- Xử phạt chủ phương tiện điều khiển xe ô tô không có biển số xe
- Xử phạt xe khách thu tiền nhưng không giao vé cho khách như thế nào?