Điều khiển xe ô tô khi chuyển hướng có phải có tín hiệu báo rẽ không?
Tôi điều khiển xe ô tô thì khi chuyển hướng có phải có tín hiệu báo rẽ không? Nếu yêu cầu phải có mà tôi không báo thì bị phạt bao nhiêu tiền vậy ạ? Với lỗi này thì liệu có bị tước bằng lái xe không ạ vì tôi thấy CSGT có giữ bằng tôi rồi. Hôm nộp phạt tôi có việc bận thì tôi có thể nhờ vợ tôi cầm biên bản đi nộp hộ được không ạ?
- Mức phạt điều khiển xe ô tô không bật tín hiệu chuyển hướng rẽ
- Điều khiển xe không có tín hiệu báo rẽ phạt bao nhiêu?
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi Điều khiển xe ô tô khi chuyển hướng có phải có tín hiệu báo rẽ không của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề điều khiển xe ô tô chuyển hướng phải có tín hiệu báo hướng rẽ:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về chuyển hướng xe:
“Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.”
Theo đó, người điều khiển phương tiện khi muốn chuyển hướng phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. Vì vậy, khi bạn điều khiển xe ô tô mà muốn chuyển hướng thì phải có tín hiệu báo hướng rẽ.
Thứ hai, mức phạt đối với trường hợp chuyển hướng không báo hướng rẽ:
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu bạn không thuộc trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức nhưng vẫn chuyển hướng mà không có tín hiệu báo hướng rẽ thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 100.000 đồng.
Thứ ba, với lỗi này thì có bị tước bằng lái xe hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Theo đó, hành vi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ của bạn không thuộc trường hợp nào trong các trường hợp trên. Như vậy, bạn sẽ không bị tước Giấy phép lái xe,
Tuy nhiên, theo Điểm c Khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì Cảnh sát giao thông vẫn có quyền tạm giữ bằng lái xe của bạn để đảm bảo bạn nộp phạt. Sau khi nộp phạt bạn sẽ được lấy lại bằng lái xe.
Thứ tư, có thể ủy quyền cho người khác nộp phạt hộ
Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015 về đại diện theo ủy quyền:
“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.”
Theo đó, các cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập thực hiện giao dịch dân sự. Như vậy, trong trường hợp đến ngày nộp phạt mà bạn có việc bận không thể tự đi đóng tiền phạt được thì bạn có thể ủy quyền cho vợ của mình nộp phạt thay.
Lưu ý:
Khi làm văn bản ủy quyền phải có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng. Trong văn bản ủy quyền cần ghi rõ số Chứng minh nhân dân của người ủy quyền và người nhận ủy quyền.
Các loại giấy tờ cần mang theo gồm: Thông báo vi phạm, văn bản ủy quyền, giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền, các giấy tờ liên quan đến phương tiện và người vi phạm (giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường…).
Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về vấn đề chuyển hướng có phải có tín hiệu báo rẽ hướng. Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-> Thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông qua đường bưu điện
- Khi nào ô tô chạy quá tốc độ sẽ bị tước bằng lái xe?
- Quy định về giảm tốc độ ở khu vực có lối rẽ trên đường cao tốc
- Quy định về giới hạn xếp hàng hóa trên xe máy điện và mức xử phạt khi vi phạm
- Điều khiển xe không chính chủ thì có bị phạt hay không?
- Xe trung chuyển hành khách và những quy định của pháp luật