Điều kiện và thủ tục nâng hạng bằng lái từ hạng C lên hạng D
Tôi muốn hỏi điều kiện để nâng hạng bằng lái từ hạng C lên hạng D như thế nào? Thủ tục nâng hạng bằng từ C lên D như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
- Xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường phạt bao nhiêu?
- Mức xử phạt khi vượt quá tốc độ trên đường cao tốc
- Xử phạt khi ô tô đi ngược chiều của đường một chiều
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Đối với thắc mắc về điều kiện và thủ tục nâng hạng bằng lái từ hạng C lên hạng D của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về điều kiện nâng hạng giấy phép lái xe
Căn cứ vào điểm c Khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.”
Như vậy, theo quy định trên người học nâng hạng bằng lái từ hạng C lên hạng D phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
+ Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Thứ hai, về thủ tục nâng hạng giấy phép lái xe
Căn cứ vào khoản 2 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.”
Theo đó, thủ tục nâng hạng bằng lái hạng C lên hạng D như sau:
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định;
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
+ Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
+ Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
+ Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);
+ Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch).
+ Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
+ Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
Trên đây, là toàn bộ tư vấn của chúng tôi đối với thắc mắc của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không?
Quy định về phạt vi phạm giao thông khi say rượu vẫn điều khiển xe ô tô
Mọi thắc mắc liên quan, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Mức phạt khi có giấy phép lái xe ô tô nhưng không phù hợp năm 2021
- Sang tên đổi chủ xe máy thì có phải mua bảo hiểm mới cho xe không?
- Bố tặng xe cho con khác hộ khẩu thì thủ tục sang tên xe như thế nào?
- Công an xã có được xử phạt lỗi không mang bằng lái xe máy không?
- Điều khiển xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng hết hạn 03 tháng