Gắn phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình đối với xe chở hàng của gia đình
Cho tôi hỏi nhà tôi có 01 xe dùng để chở hàng nhôm kính của nhà đi giao cho khách thì tôi có phải gắn phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình không?
- Có phải gắn phù hiệu cho xe 7 chỗ dùng để chở ban giám đốc của công ty không?
- Quy định về cấp phù hiệu cho xe đưa đón nhân viên của doanh nghiệp
- Thủ tục cấp phù hiệu cho xe nội bộ
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề: Gắn phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình đối với xe chở hàng của gia đình, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về gắn phù hiệu
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 36 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 36. Hiệu lực thi hành
5. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu đã được cấp cho đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không còn giá trị sử dụng; các đơn vị và phương tiện nêu trên không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.”
Dẫn chiếu đến quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”
Như vậy, theo quy định của Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì nhà bạn dùng xe tải chở hàng hóa của gia đình nên được xác định là đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp. Theo đó, đối chiếu với quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2020 thì xe ô tải nhà bạn sẽ không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và sẽ không yêu cầu gắn phù hiệu vận tải.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Thứ hai, quy định về gắn thiết bị giám sát hành trình
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 10/2020/ NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 12. Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.”
Như vậy, theo quy định này thì hiện nay việc lắp thiết bị giám sát hành trình chỉ áp dụng đối với các đơn vị có đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải và có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Do đó, đối với xe tải chở hàng hóa của gia đình bạn chỉ dùng vào việc chở hàng của gia đình đến các đại lý, cửa hàng và không thuộc đối tượng kinh doanh vận tải thì xe của gia đình bạn không phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Quy định về cấp phù hiệu cho xe đưa đón nhân viên của doanh nghiệp
Quy định về màu sắc của phù hiệu cấp cho xe chạy cự ly trên 300km
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Biển cấm rẽ trái (P.123a) có bị cấm quay đầu xe không?
- Xe tải 1,25 tấn dùng chở hàng cho công ty đối tác có phải gắn phù hiệu không
- Điều khiển xe chở quá số người quy định
- Hình thức của giấy phép lái xe quốc tế theo quy định của pháp luật
- GPLX có thời gian sử dụng ít hơn thời gian bị tước xử lý như thế nào?