Nội dung câu hỏi:
Tôi có giấy phép lái xe quốc tế do Đức cấp. Cho tôi hỏi tôi có được sử dụng giấy phép lái xe này để điều khiển ở Việt Nam không? Trường hợp tôi muốn đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam thì có được không? Hồ sơ bao gồm các giấy tờ gì?
- Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp có giá trị sử dụng ở Việt Nam không?
- Người nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam được không?
Hỗ trợ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Sử dụng giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 11 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 11. Sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước Viên cấp tại Việt Nam
1.Người có IDP do các nước tham gia Công ước Viên cấp khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển; phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam.”
Đồng thời, căn cứ theo Danh sách các quốc gia công nhận GPLX quốc tế theo công ước Vienna mà Việt Nam và Đức đều là thành viên của công ước. Do vậy, Khi giấy phép lái xe quốc tế được cấp tại Việt Nam hoặc tại Đức sẽ có giá trị sử dụng trên lãnh thổ của cả Việt Nam và Đức.
Như vậy, theo quy định trên khi giấy phép quốc tế của bạn được cấp ở Đức thì cũng có giá trị sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy định đối tượng được đổi giấy phép lái xe
Căn cứ vào Điểm g và Điểm h Khoản 5 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và cụ thể như sau:
“Điều 37. Đổi giấy phép lái xe
6. Không đổi giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau:
a) Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; giấy phép lái xe quốc tế; giấy phép lái xe của nước ngoài, quân sự, công an quá thời hạn sử dụng theo quy định, bị tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; giấy phép lái xe nước ngoài không do cơ quan có thẩm quyền cấp;”
Như vậy, theo quy định này, bạn có giấy phép lái xe quốc tế do Đức cấp thì sẽ không được đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.
Tuy nhiên, căn cứ quy định tại Điểm g Khoản 5 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:
“Điều 37. Đổi GPLX
5. Đối tượng được GPLX :
g) Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang GPLX tương ứng của Việt Nam;”
Như vậy, theo quy định này nếu bạn muốn đổi giấy phép lái xe thì phải thuộc trường hợp người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam và có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng.
Thủ tục đổi Giấy phép lái xe của người nước ngoài tại Việt Nam;
Lưu ý:
– Giấy phép lái xe nước ngoài phải còn thời hạn sử dụng, không bị tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng;
– Không đổi giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài, giấy phép lái xe quốc tế.
Đổi bằng lái xe cho người nước ngoài
Theo Điều 41 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thủ tục đổi bằng lái xe cho người nước ngoài thực hiện như sau:
Bước 1: Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, bao gồm:
– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe (theo mẫu tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này);
– Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe;
– Bản sao hộ chiếu (phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam);
– Bản sao giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài).
Khi đến nơi, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ
Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận.
Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, thông báo trực tiếp/bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 4: Nộp lệ phí
Lệ phí: 135.000 đồng/lần (Thông tư 188/2016/TT-BTC)
Bước 5: Chờ giải quyết và nhận kết quả
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe.
Trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do.
Đổi bằng lái xe cho khách du lịch nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;
– Bản sao có chứng thực danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an hoặc bản sao hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam;
– 01 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền ảnh màu xanh, kiểu chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Bước 2: Nộp trực tiếp/qua bưu điện đến Sở Giao thông Vận tải tỉnh, thành phố bất kỳ
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ
Sở Giao thông Vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, thông báo trực tiếp/bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 4: Nộp lệ phí và nhận kết quả
Khi đến nhận giấy phép lái xe, người lái xe xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Nộp lệ phí cấp đổi bằng lái xe: 135.000 đồng/lần.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Mức phí để cấp đổi giấy phép lái xe hiện nay là bao nhiêu?