19006172

Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi không điều trị nội trú

Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi không điều trị nội trú

Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi không điều trị nội trú. Xin chào mọi người, em đang có thắc mắc là đối với hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thì trường hợp không điều trị nội trú thì phải có giấy tờ nào để thay thế cho giấy ra viện hay hồ sơ bệnh án? Và thông thường khi để yêu cầu giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp thì mất khoảng bao nhiêu ngày là sẽ có kết quả? Xin cảm ơn tổng đài tư vấn rất nhiều.



Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Tư vấn chế độ bệnh nghề nghiệp trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:

Thứ nhất, hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi không điều trị nội trú

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau: 

“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

1. Trách nhiệm của Bộ phận TN-Trả KQ

1.2. Tiếp nhận hồ sơ do đơn vị SDLĐ, Ủy ban nhân dân cấp xã, người lao động và thân nhân nộp với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:

1.2.1. Đối với chế độ TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật ATVSLĐ; khoản 2, 3, 4 Điều 57 và khoản 2, 3, 4 Điều 58 Luật ATVSLĐ; khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP; khoản 3 Điều 6 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP; khoản 6 Điều 6, khoản 4 Điều 7, khoản 1 Điều 8, khoản 4 Điều 10 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH; khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, gồm:

a) Trường hợp bị TNLĐ, BNN lần đầu:

a1) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu GĐYK mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ BNN trong trường hợp này phải có Biên bản GĐYK.

a2) Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ hoặc BNN.

a3) Trường hợp bị BNN mà không điều trị nội trú thì có thêm giấy khám BNN.

a4) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).

a5) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB.

a6) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.”

Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; nếu không điều trị nội trú bạn phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp để thay thế cho giấy ra viện hoặc hồ sơ bệnh án. Ngoài ra, bạn còn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định trên.

Thứ hai, thời hạn giải quyết hồ sơ bệnh nghề nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau: 

Điều 7. Giải quyết và chi trả

1. Giải quyết

1.1. Trách nhiệm của Bộ phận Chế độ BHXH

1.1.2. Giải quyết hưởng mới các chế độ TNLĐ, BNN, hưu trí, tử tuất:

b) Thời hạn giải quyết:

b1) Đối với giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.”

Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp tối đa là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định. 

Trên đây là bài viết về vấn đề hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi không điều trị nội trú.

Nếu còn vướng mắc về vấn đề chế độ bệnh nghề nghiệp bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Quy định hiện hành về những bệnh được xét là bệnh nghề nghiệp

Điều tra bệnh nghề nghiệp được tiến hành trong trường hợp nào?

luatannam