19006172

Lắp đặt bàn đạp phanh phụ trên xe tập lái có phải đăng ký cải tạo xe không?

Nội dung câu hỏi:

Tôi có cải tạo, lắp đặt bàn đạp phanh phụ trên xe ô tô tập lái thì có được không? Cho tôi hỏi tôi phải đăng ký cải tạo xe khi thay đổi hệ thông phanh này thế nào để không bị xử phạt như thế nào?Tôi cảm ơn.



Lắp đặt bàn đạp phanh phụTư vấn luật giao thông

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Lắp đặt bàn đạp phanh phụ trên xe tập lái có phải đăng ký cải tạo xe không?; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Xe tập lái là gì?

Xe tập lái là một loại phương tiện giả lập để học và rèn luyện kỹ năng lái xe một cách an toàn và hiệu quả. Thông thường, xe tập lái được thiết kế giống như một chiếc xe ô tô thực tế, nhưng có thể không được phép tham gia giao thông công cộng. Người sử dụng có thể ngồi vào ghế lái, cầm vô lăng và thao tác như khi lái xe thật.

Xe tập lái dùng để đào tạo lái xe ô tô, được gắn 02 biển “TẬP LÁI” trước và sau xe theo mẫu, có thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường của học viên, có hệ thống phanh phụ được lắp đặt bảo đảm hiệu quả phanh, được bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, xe tập lái loại tải thùng có mui che mưa, che nắng, ghế ngồi cho học viên, có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực.

Lắp bàn phanh phụ có phải đăng ký cải tạo xe không

Căn cứ điểm a Khoản 6 Điều 4 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định:

“Điều 4. Các quy định khi cải tạo xe cơ giới

6. Không cải tạo hệ thống phanh của xe cơ giới, trừ các trường hợp:

a) Lắp đặt bàn đạp phanh phụ trên xe tập lái, xe sát hạch và ngược lại;

b) Cải tạo để cung cấp năng lượng và điều khiển hệ thống phanh của rơ moóc, sơ mi rơ moóc.”

Theo quy định, bạn có thể lắp đặt bàn phanh phụ trên xe ô tô tập lái. Do đó, bạn phải đăng ký cải tạo xe theo đúng quy định để không bị xử phạt.

Không đăng ký cải tạo sẽ bị xử phạt thế nào?

Căn cứ tại điểm c Khoản 2 và điểm d Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Không làm thủ tục khai báo với cơ quan đăng ký xe theo quy định trước khi cải tạo xe (đối với loại xe có quy định phải làm thủ tục khai báo).

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi xe đã được cải tạo hoặc khi thay đổi địa chỉ của chủ xe;”

Như vậy, liên quan đến việc đăng ký cải tạo xe có thể bạn sẽ bị phạt với 1 trong 2 lỗi sau:

– Không làm thủ tục khai báo với cơ quan đăng ký xe theo quy định trước khi cải tạo xe (đối với loại xe có quy định phải làm thủ tục khai báo) sẽ bị phạt tiền từ 00.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.

– Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi xe đã được cải tạo sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.

Quy định về thủ tục đăng ký cải tạo xe

Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Khoản 1 Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định:

“Điều 5. Hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo

Hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo bao gồm:

1. Thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới (bản chính) theo quy định tại mục A của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

2. Bản vẽ kỹ thuật (bản chính) theo quy định tại mục B của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”

“Điều 6. Miễn lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo

Xe cơ giới cải tạo trong các trường hợp sau được miễn lập hồ sơ thiết kế:

1. Xe ô tô tập lái, sát hạch lắp đặt hoặc tháo bỏ bàn đạp phanh phụ bằng cách liên kết với bàn đạp phanh chính thông qua một thanh đòn dẫn động cơ khí.”

Theo đó, trường hợp bạn lắp đặt bàn đạp phanh phụ trên xe ô tô tập lái thì cần chuẩn bị hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo, trừ trường hợp bạn lắp đặt bàn đạp phanh phụ bằng cách liên kết với bàn đạp phanh chính thông qua một thanh đòn dẫn động cơ khí.

Lắp đặt bàn đạp phanh phụ

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế đến nộp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thẩm định, hồ sơ bao gồm:

– Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế (bản chính) theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

– 04 bộ hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo có thành phần theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;

– Tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo, thay thế (bản sao có xác nhận của cơ sở thiết kế);

– Bản sao có xác nhận của cơ sở thiết kế của một trong các giấy tờ sau: Giấy Đăng ký xe ô tô; Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc giấy tờ chứng nhận đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu (đối với xe cơ giới đã qua sử dụng được phép nhập khẩu, chưa có biển số đăng ký).

Cơ quan thẩm định thiết kế sẽ tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ. Nếu thiết kế đạt yêu cầu, sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thiết kế, cơ quan thẩm định thiết kế cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế.

Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết sau:

Mọi thắc mắc liên quan, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn; giải đáp.

luatannam