Lỗi để hàng trong khoang chở khách có bị tước bằng lái?
Xin chào mọi người, cho em hỏi về vấn đề như sau: em điều khiển ô tô khách vi phạm lỗi để hàng hóa trong khoang chở hành khách thì sẽ bị phạt như thế nào? Có bị tước bằng lái không? Trường hợp này có được nộp phạt tại chỗ không vậy ạ? Xin cảm ơn.
- Để hàng hóa trong khoang chở hành khách năm 2020 bị phạt thế nào?
- Để hàng hóa trong khoang chở hành khách bị xử phạt thế nào?
Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, lỗi để hàng trong khoang chở khách có bị tước bằng lái?
Căn cứ theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 68 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 68. Vận tải hành khách bằng xe ô tô
1. Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:
e) Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;”
Như vậy, theo quy định trên thì của pháp luật giao thông đường bộ thì người lái xe khách phải chấp hành quy định về việc không được để hàng hóa trong khoang chở hành khách. Trường hợp bạn điều khiển xe ô tô khách mà để hàng hóa trong khoang chở hành khách thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng và không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Thứ hai, có được nộp phạt tại chỗ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các trường hợp được phép nộp phạt tại chỗ là các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền) không lập biên bản:
– Phạt cảnh cáo
– Phạt tiền từ 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng với tổ chức. Các vi phạm này chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung khác.
Dẫn chiếu đến trường hợp bạn vi phạm lỗi để hàng hóa trong khoang chở hành khách bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng nên không thuộc trường hợp được nộp phạt tại chỗ.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
Mức phạt ô tô chở khách để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường
Tiêu chuẩn xếp hàng hóa, hành lý trên xe chở khách