Người 17 tuổi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn
Em chào anh chị: em 17 tuổi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn . Hiện tại em có tình huống rất bức xúc ạ. Cha em làm nghề xe ôm truyền thống. Cách đây vài hôm cha em chạy đóng tiền cho khách ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Trong lúc chờ đèn đỏ thì một tài xế lái xe container từ phía sau chạy tới cán nát xe của cha em. Tài xế lái xe bỏ trốn nhưng công an rượt theo bắt lại được. Cha em thì may mắn nhảy kịp vào lề đường chỉ bị xây sát nhẹ. Người gây tai nạn chỉ mới 17 tuổi lại lái xe container.
Gây tai nạn xong bỏ chạy. Công an không xử phạt mà nói là hai bên nên thương lượng. Nếu cha em không nhảy kịp vào lề thì đã chết người rồi ạ. Bây giờ nhà em buồn lắm ạ. Em bức xúc quá. Thế bây giờ em phải làm sao để đòi lại công bằng ạ. Em làm đơn khiếu nại thì gởi cho ai và làm đơn như thế nào ạ? Mong trả lời giúp em ạ!
- Mức phạt lỗi gây tai nạn giao thông khi điều khiển xe ô tô
- Điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông nhưng không dừng lại
- Mức phạt người điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn về người 17 tuổi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về việc xử phạt người điều khiển container gây tai nạn
Căn cứ Điểm b, Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
8. Phạt tiền 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;.
Theo đó, tùy vào từng lỗi cụ thể khi gây tai nạn giao thông thì người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng hoặc từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, Điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định:
“Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính
Điều 134. Nguyên tắc xử lý
3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”.
Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. Nếu người này điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô gây tai nạn giao thông bỏ trốn thì bị phạt tiền không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng chung đối với người thành niên. Tức là dựa vào lỗi cụ thể mà người thanh niên 17 tuổi khi gây tai nạn giao thông bỏ trốn sẽ bị phạt bằng 1/2 mức phạt theo quy định trên.
Bên cạnh đó, người thanh niên 17 tuổi này còn bị phạt với lỗi không có giấy phép lái xe. Và để tìm hiểu cụ thể, bạn vui lòng tham khảo bài viết: Mức phạt do không xuất trình được giấy phép lái xe ô tô
Thứ hai, về vấn đề bồi thường thiệt hại
Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại:
“Điều 584: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường; trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.
Như vậy, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường; trừ trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Người điều khiển xe container cán nát xe của bố bạn và làm bố bạn bị xây sát nhẹ nên sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bố bạn. Hình thức và mức bồi thường thiệt hại do hai bên tự thỏa thuận. Khi đó, gia đình bạn có thể yêu cầu bồi thường về vật chất và tinh thần do hành vi trái pháp luật của người thanh niên kia gây ra cho bố bạn.
-->Mức phạt đối với hành vi đi ô tô gây tai nạn nhưng không dừng xe
Thứ ba, về việc khiếu nại
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2011 quy định như sau:
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.
Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Theo quy định trên, bạn có thể khiếu nại đến người có hành vi hành chính; cơ quan có người có hành vi hành chính.
– Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn:
Trong đơn khiếu nại bạn phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
– Trường hợp bạn đến khiếu nại trực tiếp:
Người tiếp nhận khiếu nại sẽ hướng dẫn bạn viết đơn khiếu nại hoặc ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản rồi yêu cầu bạn ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Lưu ý: Ngoài việc khiếu nại, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Mọi thắc mắc liên quan đến người 17 tuổi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Ô tô gây tai nạn xong bỏ trốn bị phạt như thế nào?
- Xe tải của Hợp tác xã chở hàng quá 50 – 100%
- Công ty sử dụng xe kinh doanh vận tải nhưng không có danh sách hành khách
- Xe khách 40 chỗ chở quá 14 người bị phạt thế nào?
- Vượt đèn đỏ và không mang giấy phép lái xe xử phạt như thế nào?
- Mức phạt đối với người lái xe và người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm